Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Đức Phật Luận Về Bốn Loại Ngựa


"Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương,  từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam..."






Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Đức Phật luận về bốn loại Ngựa
 

Sau khi thành đạo, trên các nẻo đường du hóa, có hơn một lần Đức Đạo Sư
 đã mang loài ngựa ra làm hình ảnh ví dụ để huấn thị hàng môn đệ:
 “Này các Tỳ kheo! Trên đời này có bốn loại ngựa hay:

1. Hạng ngựa vừa thấy bóng roi đã chạy, như người vừa nghe nhắc rằng có ai đó mệnh chung liền tỉnh ngộ tu tập và đạt kết quả tốt.
2. Hạng ngựa không sợ bóng roi, chỉ sợ gậy (có đóng đinh nhọn) thúc vào mông, giống như người vừa thấy ai đó mệnh chung, liền tỉnh ngộ, tinh cần tu tập và đạt kết quả tốt.
3. Hạng ngựa đợi gậy đâm vào thịt mới sợ, như hạng người khi tận mắt thấy thân nhân mình mệnh chung, liền tỉnh ngộ, tinh cần tu tập và đạt kết quả tốt.
4. Hạng ngựa đợi đến lúc gậy thúc thấu xương mới sợ, như hạng người khi tự thân bị bệnh khổ mới tỉnh ngộ, tinh cần tu tập và đạt kết quả tốt”.
(Tương Ưng Bộ - Kinh Gậy thúc ngựa)

- Cuộc sống rày đây mai đó, gần gũi với thiên nhiên, loài người, cùng thú vật của Đức Phật đã khiến cho các bản kinh thời nguyên thủy mang rất nhiều hình ảnh sống động của thế giới hiện thực. Nhờ vậy loài ngựa đã in dấu chân rải rác trên các tờ lá bối. Chẳng hạn như: “Hôm nọ, có một chàng trai tên Kesy đến viếng Phật.
Biết anh làm nghề luyện ngựa, Đức Đạo Sư bèn hỏi thăm anh về khả năng chuyên môn. Nghe đúng sở trường, Kesy thao thao giảng giải về bí quyết nghề nghiệp của mình: - Bạch Thế Tôn, con thường chia ngựa ra làm bốn loại:

1. Loại được nhiếp phục bằng lời mềm mỏng.
2. Loại được nhiếp phục bằng lời thô ác.
3. Loại được nhiếp phục bằng lời mềm mỏng lẫn thô ác.
4. Loại bất trị, không thể nhiếp phục nổi. 
Với hạng này chỉ còn cách đem giết thịt để khỏi mất danh dự của nhà luyện ngựa”.

Xong, Kesy hỏi Phật về cách nhiếp phục hàng môn đệ. 
Đức Đạo Sư đáp rằng, Ngài cũng chia hàng đệ tử ra làm bốn loại:
1. Hạng người được nhiếp phục bằng lời mềm mỏng: khi được chỉ dạy về các việc thiện của thân, khẩu, ý 
cùng các quả báo tương ứng ở cõi trời, người, họ liền tinh cần tu tập.
2. Hạng người được nhiếp phục bằng lời cứng rắn: khi được chỉ dạy về các hành động bất thiện của thân, khẩu, ý, 
cần nên tránh vì chúng sẽ đưa đến quả báo tương xứng nơi ba đường ác.
3. Hạng người được nhiếp phục bằng lời mềm mỏng lẫn cứng rắn: bao gồm cả hai lối trên.
4. Hạng người bất trị, không thể nhiếp phục bằng lời mềm mỏng hay cứng rắn, thì đành phải giết đi.

Nghe đến đây, Kesy hốt hoảng hỏi: - Nhưng, bạch Thế Tôn, tại sao lại giết đi? Há không phải Ngài thường khuyên răn hàng môn đệ nên trì giới bất sát đó sao? - Này chàng trai, trong giáo pháp của ta, giết đi chỉ có nghĩa là không thèm nói tới, vì đương sự không xứng đáng để bỏ công dạy dỗ, nhắc nhở nữa.
(Tương Ưng Bộ kinh)



Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. 
Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương,  từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam. 
( True happiness comes from a sense of inner peace and contentment, 
which in turn must be achieved through the cultivation of altruism,
 of love and compassion and elimination of ignorance, selfishness and greed ). 
Dalai Lama 



- Tâm nhàn vạn sự 
thông ba cõi
Một tiếng cười khan
 ấm đất trời !
Ngược xuôi chi lắm..
 bàn chân mỏi
An tọa nhìn xuân đến thảnh thơi. Bodhgaya monk



Mến chúc cả nhà Theo Dấu Như Lai một mùa Xuân, một cái Tết : 

- Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn ta được ngọt ngào.
- Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ ta luôn kiên nhẫn.
- Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ ta thật sự tỉnh táo.
- Vừa đủ HY VỌNG để cho ta được hạnh phúc.
- Vừa đủ THẤT BẠI để ta khiêm nhường.
- Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ ta mãi nhiệt tâm.
- Vừa đủ BẠN BÈ để ta được an ủi.
- Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu 
- Vừa đủ NHIỆT TÌNH để cho đời thêm hân hoan.
- Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng *:) happy.



Tinh cần giữa phóng dật
Tỉnh thức giữa quần mê
Bậc trí như tuấn mã
Bỏ xa con ngựa què.
(Pháp Cú số câu 29)



Theo dân gian, với năm Ngựa, câu chúc "Mã đáo thành công" sẽ là câu chúc Tết hay nhất.
 Câu chúc “Mã đáo thành công” phù hợp với cả mọi lĩnh vực, người làm kinh doanh, 
lẫn người chinh phục chính mình trên con đường tâm linh. 
Như vậy, Tết năm nay, bên cạnh lời chúc sức khỏe, 
quí Pháp hữu chúng ta có thể gửi đến bạn bè, người thân, gia đình, 
câu chúc "Mã đáo thành công" cho năm mới 2014 nầy.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiXvyES4nTee7ti1sztN8r4gA0_q2IyagOp4Mh0bO6z8KWOLLFgERzzVJ1lvCYY_yujq3GBKRjeMMrPFftqPEn2cW2mxPXKyL8LEz2lEf8GikaAkMecwWNkbO6jmnxif3wBCUrFDPc1LqA/s1600/Th%C6%B0+phap+ch%C3%BAc+n%C4%83m+m%E1%BB%9Bi+sinh+%C4%91%E1%BB%99ng+(+Blog+mi+t%C3%B4m..).gif
Thực hiện: Thích Tánh Tuệ

 
(Nguồn: blog Cư Sĩ Minh Mẫn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét