|
HT. Thích Thanh Từ Mê tín không phải là sự ngẫu nhiên phát sinh mà có nguồn gốc phát xuất cụ thể. Có hai thứ nguồn gốc mê tín: Mê tín do tâm mong cầu - Con người khi mong cầu một điều gì mà quá khả năng mình thì dễ sinh mê tín. Ví như có một người muốn vay một số vốn lớn làm ăn, không biết việc làm ăn này sẽ kết quả tốt hay xấu. Tự nhiên lòng họ thấy băn khoăn lo lắng không biết hỏi ai, tin ai. Nghe nói có ông đồng bà cốt nào đó linh ứng, nói quá khứ vị lai rất trúng, họ liền muốn tìm tới hỏi han. Chỉ tốn tiền quẻ có năm bảy trăm, mà biết việc làm cuả mình thành công hay thất bại thì an ổn biết mấy. Hoặc trên đường công danh có những học sinh, sinh viên đến kỳ thi cử, lo âu thân phận mình không biết thi đậu hay rớt. Nghe đồn Lăng này, Miếu kia linh hiển xin xăm bói quẻ sẽ báo đúng những điều sắp đến, các cô, các cậu không tin vào khả năng học hành của mình, nhất định đi đến xin xăm để hỏi thăm thần thánh xem thế nào. Mê tín do tâm sợ hãi - Sợ hãi là gốc sinh ra mọi mê tín. Một gia đình nọ tiếp tục xảy ra đôi ba người chết "bất đắc kỳ tử", những người còn lại đâm ra hoảng hốt, nghe đâu có thầy bùa thầy chú giỏi liền đi rước về ếm đối để mình khỏi bị chết trùng. Chính vì sợ hãi mà những người này sanh mê tín. Có những người bị tai nạn dồn dập, vừa té xe bị thương lại bị người giựt nợ, con trai thi rớt, con gái bị bệnh, mất bình tĩnh, nghe đồn ông đồng này hay bà cốt kia giỏi, họ liền tìm đến để cầu cứu hộ, xin phép lạ về để trừ tai ách. Lại có người sắp làm điều mạo hiểm, lo sợ không biết vượt qua mọi hiểm nguy được chăng, họ vào am vào miếu để thưa hỏi thần linh bằng cách rút xăm bói quẻ. Nếu được xăm tốt quẻ lành thì họ mới mạnh dạn xông pha. Có những người mắc bệnh nan y, họ buồn khổ sợ chết. Nghe bất cứ nơi đâu có sự linh thiêng mầu nhiệm, họ đều đi đến để xin thuốc cầu bùa. Dù phải làm những điều quái dị, họ thảy đều chấp nhận, miễn sao lành bệnh là vui. Hoặc có người sợ vận xui hạn xấu, nên đầu năm đến chùa cúng sao cúng hạn, cầu cho tròn năm cuộc sống được hanh thông, gia đình được an vui may mắn. Hoặc có người vì thương cha mẹ đã quá cố, sợ cha mẹ chết rơi vào địa ngục chịu đói khổ nhọc nhằn, họ bèn nhờ thầy cúng dán lầu kho, xe cộ, giấy tiền giấy bạc, lễ cúng đốt xuống cho cha mẹ được an hưởng nơi âm ty... Mọi sợ hãi đều là cội nguồn của mê tín. Là con người có ai không mong cầu, không sợ hãi, đã có hai thứ này thì nhất định sẽ rơi vào mê tín dị đoan. Khi chưa gặp việc thì chúng ta chống đối mê tín, nhưng gặp lúc có việc khắc khoải mong cầu, kinh hoàng sợ hãi, chúng ta cũng trở thành mê tín như ai. Dù là người có bằng cấp cao, có kiến thức rộng, nếu trong tâm có mong cầu sợ hãi, họ cũng sẽ rơi vào hố mê tín. Có những người đứng trước quần chúng thì miệt thị chê bai kẻ mê tín, song về nhà gặp lúc gia cảnh rối nùi bà xã vẫn đi bói quẻ xin xăm, hỏi quá khứ vị lai nơi ông đồng bà cốt. Bởi con người mang sẵn tính tham lam, thói hèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn được bình an khi nguy hiểm, đều nảy sinh mê tín dị đoan. Thế nên bệnh mê tín dị đoan là bệnh bẩm sinh có sẵn nơi mọi con người. Muốn chữa lành bệnh này phải là bậc Thánh y và thần dược mới mong điều trị được. Pháp Phật dạy trị bệnh mê tín Phật là bậc Thánh y, pháp của Phật dạy là thần dược, nếu ai tin nơi Phật, dùng thuốc Phật dạy trị mê tín chắc chắn sẽ được lành. Pháp Phật dạy trị bệnh mê tín có hai thứ: Nhân quả - Nhân quả là sự thật, là lý đương nhiên mà người đời ít ai nghĩ đến. Bởi con người cố mong cầu cái quả mà không cân xứng cái nhân. Hoặc họ ước mơ nhặt được những cái quả ngoài tầm tay của họ. Hoặc họ không có tâm tự tín nên làm việc gì cũng ngờ vực lo âu. Ðó là những lý do khiến họ đâm ra mê tín. Nếu mọi người tự biết rõ rằng mọi hậu quả nên hư tốt xấu, thành công thất bại đều do nguyên nhân hay dở đủ thiếu của con người tạo nên. Không có cái quả nào tự trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất bỗng dưng hiện lên, mà đều do trí sáng suốt và sức lao động cần cù của con người tạo ra. Chúng ta cứ tạo nhân tốt thật đầy đủ thì quả tốt nhất định đến. Ví như chúng ta muốn có quả một cây cam mật, trước chúng ta phải chọn giống từ cam mật, hoặc chiết cành từ cây cam mật. Kế đó, chúng ta phải lựa chỗ đất mầu mỡ ương giống xuống tồi tưới nước bón phân đúng thời đúng lúc, chăm sóc sâu bọ đừng cho phá hại. Sau này chúng ta sẽ thu hoạch được quả cam mật không sai. Chúng ta khỏi phải mong cầu, khỏi phải trông đợi mà quả sẽ thành tựu viên mãn theo sở nguyện của mình. Cũng thế, mọi sự nên hư thành bại trong đời mình không phải ngẫu nhiên mà đến, không phải từ ai ban cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Không phải chúng ta cầu xin mà nó đến, không phải chúng ta xua đuổi mà nó đi, một khi nhân đã thành thì quả phải chịu. Chúng ta cứ sợ tai ương đổ lên đầu chúng ta, mà lại không sợ những nhân xấu do mình đã gieo từ trước. Chúng ta cầu thần khấn Phật ban bố phúc lành cho chúng ta, mà chúng ta không chịu ban ơn bố đức cho những người chung mình. Những nhân xấu kết hợp thành quả xấu, những nhân tốt tụ hội thành quả tốt. Cầu mong quả tốt mà không chịu gieo nhân tốt, sợ hãi quả xấu mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu mong sợ hãi ấy chỉ là việc không đâu. Chi bằng chúng ta ngày cứ tạo nhân lành, tránh nhân dữ, chả cầu mong sợ hãi chi hết. Song nhân quả không phải đơn thuần mà đa dạng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở đời hiện tại mà lại gián tiếp của nhiều đời. Biết rõ nhân quả tự mình gây tạo, chúng ta can đảm nhận những quả khổ mà không chút sợ hãi buồn phiền. Mình làm chủ tạo nhân, chính mình làm chủ thọ quả, còn cầu xin cái gì, cần hỏi han ai nữa. Chỉ mình sáng suốt khi tạo nhân, cần cù nuôi dưỡng bảo vệ cho nhân tăng trưởng, thì quả chín mọng sẽ đến tay mình một cách dễ dàng. Chúng ta tin chắc lý nhân quả như thế, mọi mê tín sẽ tan theo mây khói. Ðấy là quyền con người sẽ nằm trọn trong bàn tay cuả chúng ta. Ba cửa giải thoát (Tam giải thoát môn) - ba cửa này là Không, Vô Tướng, Vô nguyện (vô tác). Ðây là người tu được trí tuệ thâm hậu thấy suốt con người và ngoại cảnh đúng như thật. Không là từ con người cho đến muôn vật đều do nhân duyên kết hợp thành không có chủ thể nhất định. Bởi căn cứ trên lý nhân duyên, thấy vạn vật không có chủ thể nên nói là "Không". Từ một cái nhà cho đến cái bàn, cái ghế, cây bút chì ... tìm thử cái gì là chủ thể của nó. Nếu có chủ thể thì không đợi duyên hợp, đợi duyên hợp mới có thì nhất định không có chủ thể. Ðến con người chúng ta thử tìm xem cái gì là chủ thể của thân này? Như Phật dạy thân này do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành, thiếu một trong bốn thứ thì thân phải hoại. Ðã là bốn thứ thì thứ nào là chủ ? Có một thứ làm chủ thì thiếu một thứ khác tại sao nó không còn ? Bốn thứ này lại thù địch chống đối nhau, đem bốn đứa thù nhốt chung một chỗ thì có an ổn không ? Chúng ta có bổn phận phải nuôi dưỡng điều hòa bốn kẻ thù này bằng cách chọn những thức ăn uống nào để quân bình chúng. Về tinh thần cũng thế, nội tâm chúng ta có mặt tốt xấu thiện ác đủ thứ, thử hỏi cái nào là chủ. Cho nên nói là đời sống của ta, mà thực sự cái gì là ta? Cái ta chỉ là tưởng tượng chớ không có thực thể. Từ lãnh vực không có thực thể nhìn sang lãnh vực "vô tướng" thực hợp lý vô cùng. Bởi vì vạn vật không có thực thể nên không có tướng thật (vô tướng) của nó. Cái mà chúng ta trông thấy, sờ mó được chỉ là giả tướng của duyên hợp mà thôi. Người, vật chỉ là tướng hư giả. Ðã là hư giả chúng ta có mong cầu để được, sợ hãi khi mất hay không? Thế là tiến đến "vô nguyện". Bởi thấy thân hư dối, mọi vật hư dối, chúng ta không còn tham sống sợ chết, không còn ham mê vàng ngọc. Ðã thấy trên thế gian này không có cái gì đáng mong cầu, đáng sợ hãi, thì còn gì phải khấn nguyền, phải van xin, phải thưa hỏi các vị thánh thần. Dùng trí tuệ này dẹp tan mê tín, như chế nước sôi trên băng. Ba cửa giải thoát này là đỉnh cao trí tuệ, thấy tận cùng bản chất con người (ngã) và vạn vật (pháp). Chính do thấy rõ bản chất hư dối của chúng, nên gỡ bỏ mọi mê lầm cố chấp, mọi tham lam trói buộc, được tự tại an vui, gọi là giải thoát. Tóm lại, mê tín là một tệ nạn của xã hội, nó tạo dựng những con người yếu hèn, mất tự tin, không sáng suốt. Muốn có một xã hội văn minh lành mạnh chúng ta không thể nào chấp nhận nạn mê tín hoành hành. Huống nữa trong giới Phật Giáo chúng ta đang kế thừa chánh pháp giác ngộ giải thoát của đấng Thế Tôn mà nuôi dưỡng chấp nhận mê tín được sao? Thế mà có nhiều Tăng sĩ trụ trì, khi nghe Phật tử than làm ăn sa sút, liền bảo đến chùa thầy cầu nguyện cho; nghe con cháu Phật tử sắp thi cử, bảo ghi tên để thầy cầu nguyện cho; nghe Phật tử than gia đình xảy ra tai nạn, bảo đến chùa thầy cúng sao cúng hạn cho ... Ôi thôi vô số chuyện, cái gì thầy cũng lãnh hết, lo hết và bao thầu hết. Ðó là chúng ta đang truyền đăng tục diệm hay chúng ta dụi tắt ngọn đuốc chánh pháp của đức Như Lai? Trích từ "Cành Lá Vô Ưu" của HT. Thích Thanh Từ Thiền Viện Thường Chiếu - Ngày đầu xuân 1994 |
Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014
Nguồn Gốc Mê Tín - Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014
Giảng Giải Nguyên Nhân Bệnh Tật - Phần cuối
"Trẻ em bị bệnh: Thường thì trong khoảng 12 tuổi trở xuống (không bao gồm những tình huống cá biệt), nếu không do bản thân tức giận làm ác, thì do bố mẹ tức giận mà bị, nguyên nhân xin hãy xem các điều nêu trên, trẻ em bị bệnh thường là do cha mẹ của đứa trẻ tức giận với bố mẹ của chính mình, nếu là đứa trẻ trai thì do bố mẹ của đứa trẻ tức giận với bố mẹ vợ hoặc chồng của mình, như là mẹ của đứa trẻ tức giận với bố mẹ chồng, bố đứa trẻ tức giận với bố mẹ vợ của mình..."
LƯU THIỆN NHÂN GIẢNG GIẢI NGUYÊN NHÂN CÁC LOẠI BỆNH TẬT
Bệnh đau nửa đầu bên trái: tức giận với bậc bề trên nam giới mà bị. Đau nửa đầu bên phải là do tức giận với các bậc bề nữ giới. Đau đằng sau đầu là do tức giận với bậc bề trên cả bên nhà chồng hoặc vợ của mình mà bị. Đau đằng trước đầu là do tức giận với bậc bề trên bên nhà mình mà bị. Đau đỉnh đầu là do tức giận với ông trời mà bị.
Mắt trái sưng đỏ: do hận bậc bề trên nam giới trong nhà mà bị, mắt phải sưng đỏ: Hận bậc bề trên nữ giới trong nhà mà bị.
Tai bên trái khó chịu: do gào thét với bậc bề trên nam giới trong nhà, tai bên phải khó chịu: là do gào thét với bậc bề trên nữ giới trong nhà mà bị.
Bả vai bên trái đau đớn khó chịu: cãi vã với bậc bề trên nam giới trong nhà mà bị, bả vai bên phải đau đớn khó chịu: cãi vã với bậc bề trên nữ giới trong nhà, trẻ em dưới 10 tuổi bị bệnh này là do bố mẹ cãi vã người già trong nhà mà bị.
Chân tay đau, nứt lẻ, thống phong: do tức giận với con cái, bên trái tương ứng với con trai, bên phải là con gái, chân là con cái của mình, tay là con dâu con rể.
Đau cánh tay (từ khuỷu trở lên vai) là do tức giận với chị dâu hoặc anh rể mà bị, đau đùi là do tức giận với anh trai hoặc chị gái của mình, đau cánh tay (từ khuỷu tay đến bàn tay) là do tức giận với em dâu hoặc em rể, đau cẳng chân là do tức giận với em trai hoặc em gái mình.
Đau khuỷu tay là do quan hệ của mình với chị dâu em dâu, anh rể, em rể không được tốt mà bị, đau đầu gối là do không hòa thuận với anh chị em của mình.
Vợ chồng cãi nhau: Nam bị đau eo lưng, nữ có vấn đề về phụ khoa, bụng hay tuyến sữa đều là bệnh phụ khoa, người nào cãi nhau nhưng không tức giận thì không bị, ai tức giận thì sẽ có bệnh.
Tức giận sẽ tổn thương Gan- căm hận người khác sẽ tôn thương đến tim, oán trách người khác tổn thương tỳ tạng, bực tức với người khác (không phục, phải cãi lý, bới móc khuyết điểm của người khác, tranh cường hiếu thắng) sẽ tổn thương đến phổi, làm phiền người khác (phiền muộn, không kiên nhẫn với người khác) tổn thương đến thận.
Đau sau lưng: Do làm những việc không quang minh chính đại, những việc mờ ám như là tà dâm, tham ô, trộm cắp (biến tướng của trộm cắp) v.v.
Đau cổ: Bao gồm u bướu, bệnh về tuyến nước bọt đều do buồn phiền và sát sinh (ăn thịt chúng sinh).
Đau xương đùi bên trái: Đại biểu cho anh rể, em rể, bên phải đại diện cho chị dâu, em trai em gái, tức giận, mâu thuẫn với những người này dẫn đến xương đùi có bệnh.
Trẻ em bị bệnh: Thường thì trong khoảng 12 tuổi trở xuống (không bao gồm những tình huống cá biệt), nếu không do bản thân tức giận làm ác, thì do bố mẹ tức giận mà bị, nguyên nhân xin hãy xem các điều nêu trên, trẻ em bị bệnh thường là do cha mẹ của đứa trẻ tức giận với bố mẹ của chính mình, nếu là đứa trẻ trai thì do bố mẹ của đứa trẻ tức giận với bố mẹ vợ hoặc chồng của mình, như là mẹ của đứa trẻ tức giận với bố mẹ chồng, bố đứa trẻ tức giận với bố mẹ vợ của mình, Kinh Địa Tạng có nói nhân quả tự mình phải chịu, nhưng do bố mẹ của những đứa trẻ thời nay quá yêu chiều con mình nên thay vì phải đem tình yêu, trách nhiệm hiếu kính cha mẹ thì lại chuyển sang hết cho con mình, khi đó thì tội bất hiếu mình làm thì sẽ do con của mình chịu thay. Cho nên khuyên nhủ đối với cha mẹ của những trẻ nhỏ, phải làm tròn đạo hiếu, quan tâm, kính hiếu nhiều hơn nữa đối với người già cả, tạo thành nề nếp tốt cho gia đình, như vậy sau này con của mình mới học mình mà hiếu thuận với mình, nếu không, con mình không những bị bệnh mà còn không hiếu thuận với mình, mình không hiếu thuận với cha mẹ mình như thế nào thì con mình cũng không hiếu thuận với mình như vậy, thiên lý tuần hoàn, nhân nào quả đấy vậy.
Viêm họng: Thường xuyên ngắt lời người khác, thích cướp lời.
U huyết quản gan: giận dự bực mình, buồn bực.
Sợ nóng, sợ gió: Không nhiệt tình, đối với người không có cảm tình, tính tình lạnh nhạt, cô độc.
Trẻ em méo miệng, mắt lác: Hay mắng người, nói điều không chính xác, vọng ngữ.
Huyết áp cao, ù tai buồn bực: Tức giận tổn thương gan, chóng mặt hoa mắt, ù tai đau răng.
Ho: trẻ em nguyên nhân do bố mẹ của đứa trẻ không vui vẻ đối với bố mẹ chồng hoặc bố mẹ mình, có những việc tức giận, người mẹ không hiếu thảo thì con cái bị bệnh phổi hoặc lao phổi.
Bệnh viêm huyết quản, nổi chấm đỏ,mụn nhọt là do vì tiền tài mà bị, động hỏa khí, do huyết thuộc thủy, thủy thuộc thương, thương thuộc tài, cách chữa: bớt tiêu tiền, không lãng phí.
Chóng mặt: Tức giận người già cả.
Bệnh tim, đau đầu: Khí giận quá lớn.
Bệnh sỏi mật: Tức giận với người già cả. Bởi mật thuộc không, thuộc dương, đại đa số là tức giận với bậc bề trên nam giới, tính cách nóng nảy, phải thay đổi tính cách.
Bệnh tăng nhãn áp, đục tinh thể: Động tâm, tức giận với khuyết điểm của người khác.
Bệnh xương cổ, viêm khớp vai: Bệnh xương cổ là sau lưng không vừa ý đối với bậc bề trên hoặc lãnh đạo, đau khớp vai là gánh vác nhiều việc nặng nhọc, việc của ai cũng muốn tham gia.
Bệnh lang ben, bệnh huyết dịch: người nóng tính, hỏa khí quá cao làm đốt cháy.
Hắc lào: Do dị ứng, thuộc mụn, lên hạt nhỏ, dễ vỡ. Nếu là trẻ em thì thường do cha mẹ có nhiều oán khí ngút trời. Nếu cải chính thì có thể khỏi, bởi vì da thuộc hỏa, thường ngày bốc hỏa thì sẽ làm hỏng da.
Bệnh tay nhi đồng: Do người mẹ hiềm khích với người thân như tay với chân (ví dụ như anh chị em, anh chị em họ v.v.)
Bệnh eo lưng do giận phiền người khác mà bị, như là giận phiền chồng con, giận phiền vợ, giận phiền người khác là tổn thượng thận, tê lưng mỏi gối, đau bụng, phù thũng, thận hư, viên thận.
Đau nửa đầu (thiên đầu thống) đau nửa đầu bên trái là do bực tức với người bề trên nam giới, đau bên phải là do bực tức với người bề trên nữ giới.
Phong thấp chứng hàn, viêm khớp, phong thấp: Bệnh này là bao gồm các độc, độc gì cũng có như, hận, oán, bực tức, giận dữ, phiền muộn đều có ở bên trong người. Phải hiểu biết lý lẽ, không oán không giận, không bực tức.
Bệnh thần kinh có loại bệnh thần kinh là do khí huyết nghịch tâm mà bị, khí hận xuyên tâm, nếu không phải là khí nghịch tâm thì là huyết nghịch tâm. Nếu như khí nghịch tâm thì xung quanh tâm tạng có dịch trắng, nếu như là hỏa nghịch tâm thì xung quanh tâm tạng ứ máu. Nếu không thải hết những thứ này ra thì bệnh tình lúc đau lúc đỡ, rất khó ổn định.
Còn nữa là do kinh sợ dẫn đến rối loạn công năng thần kinh, cơ quan sinh lý phát sinh biến hóa, nguyên do cũng là do trên cơ sở do hận khí, khí huyết nghịch tâm mà bị.
Cách chữa trị: khi người bệnh tỉnh táo, thì hướng dẫn cho người bệnh biết cái khí hận này do ai mà nảy sinh, nghĩ đến cái ưu điểm của người ta và tìm cái khuyết điểm của mình mà suy xét. Nếu như có thể nôn ra được máu đen thì sẽ khỏi.
Đau tim, chân đau, đau toàn thân bốc hỏa, hỏa bốc lên trên, thượng tiêu là hỏa, hạ tiêu là hàn lạnh. Nếu con người tức giận, khí sẽ chạy xuống và biến thành hàn lạnh. Nếu như mình phiền muộn, thì cái khí âm này sẽ xuyên thấu vào xương làm giảm công năng của thận, khí âm sẽ tạo thành bệnh viêm khớp xương, các loại bệnh giống như phong thấp. Bệnh này có liên quan đến bệnh tim và bệnh đau toàn thân. Bệnh tim là do hận và giận dữ, quá giận dữ sẽ tổn thương tâm, tâm tạng bị bệnh thì cung cấp máu không đầy đủ dẫn đến đoản khí. Cho nên bệnh này do như vậy mà bị. Cách chữa: tự mình hồi ức nghĩ lại từ khi 12 tuổi bắt đầu xem mình có hận ai không, kiểm điểm lại mình.
Cao huyết áp là do vô minh hỏa, có hỏa mà không có chỗ phát tiết, dồn nén bên trong là hỏa vô minh. Cách trị: Việc gì đến cũng không phải gấp vội, nhẫn nhục chịu đựng thì mọi chuyện sẽ tốt, đừng suy tính nguyên nhân. Thay đổi tính cách, thành tâm nhận lỗi.
Bệnh tứ chi: Cánh tay là người ngoài ngang với mình, hận đến vào xương tủy. Chân đau như bị kim chân là do đặc biệt khó chịu về việc gì đó đối với người ít tuổi hơn mình hoặc ngang mình.
Bệnh gan là do tức giận, buồn bực. Người tính mộc chủ về Gan, nếu như tức giận thì sẽ đâm vào gan, túi mật cũng bị ảnh hưởng. Loại độc này ẩn tàng trong kinh mạch. Viêm gan B thường là do giận dữ đối với phái nữ mà bị. Cách chữa: Thay đổi tính cách, có gì thì nói rõ ra, không bực tức. Nếu như nôn ra được máu bầm đen, hoặc thải ra được là khỏi.
Bệnh tuyến giáp trạng: Tức giận bốc hỏa.
Sợ lạnh, chóng mặt không rõ nguyên nhân, đau lưng, phiền muộn, khí chạy xuống dưới biến thành hàn lạnh. Đau sau lưng, khí huyết lưu thông không tốt, thực tế là do đằng sau lưng người khác không vừa lòng, cũng giống như sau lưng cõng thêm một người. Vừa mặt không vừa lòng với ai thì phải thành thật nhận lỗi.
Đau chân tức giận với người ít tuổi hơn mình, khí chạy xuống dưới biến thành hàn lạnh, phiền muộn và tức giận ấp ủ trong lòng, trong lòng tức giận, bởi tiền tài mà phiền muộn, tức giận người ít tuổi hơn mình.
Mụn trứng cá gặp chuyện gì cũng gấp gáp, khi gặp chuyện là mặt trở nên đỏ lựng, tính tình gấp gáp làm bốc hỏa, ấp ủ hỏa độc, có liên quan đến tính cách.
Tức ngực: Phiền muộn, làm trở ngại sự lưu thông của huyết dịch, khi tìm được nguyên nhân, nôn ra hoặc thải ra là khỏi.
Bệnh bàng quang: Không phải do uất ức thì là do phiền muộn, thường là do phiền muộn người nam giới mà bị, bàng quang thuộc dương.
Viêm ruột: Phiền muộn người khác mà bị, đại tràng liên quan đến phổi, bệnh của phổi là do phiền muộn, hoặc là tức giận với người già cả, Nếu như người già cả uất ức với con cháu rất dễ tổn thương phổi, nếu như không bị bệnh phổi thì cũng bị bệnh có liên quan đến đại tràng.
Phong hậu sản: Nguyên nhân bệnh là tính cách nóng nảy, có cá tính mạnh.
Phong buốt lạnh đầu gối: Bệnh viêm phong lạnh buốt còn đỡ, đó là do bệnh ngoại ngũ hành, bên phải là do tức giận bốc hỏa với bên đằng phía nữ hoặc là em gái hoặc là cháu gái, chị em dâu, khí chạy ra ngoài thành hàn lạnh.
Xương đùi hoại tử, gai đôi sống, lưng, xương đùi hoại tử, phải tìm nguyên nhân tại chỗ bố, bởi vì xương là do bố cho, máu là do mẹ cho. Phải tìm bệnh ở chỗ người nam. Bệnh xương là do hận và phiền muộn, gai đôi mọc ra là do phiền muộn, bực tức cũng là một nguyên nhân lớn.
Lệch tim: Tìm nguyên nhân tại hai bên nội ngoại, đối với hai bên nội ngoại không công bằng, cán cân trong lòng không cân bằng.
Viêm màng xương: Phiền muộn, phù thũng cũng là do phiền muộn, không tiết được nước ra ngoài, thận có bệnh, có thể thông qua bài tiết thải chất độc.
Viêm mũi: Có hai loại, một là oán hận người già cả, còn một loại là có hỏa.
Lạnh bụng dưới, bệnh phong eo lưng lạnh bụng dưới là quá thất vọng và oán trách người nào đó.
Trẻ em gãy xương: Nếu là trẻ em từ 11, 12 tuổi trở xuống thì tìm nguyên nhân ở chỗ cha mẹ, bởi vì người thuộc mộc dễ bị tổn thương, cha mẹ thuộc tính mộc quá mạnh, quá cứng. Lấy cứng chọi cứng thì trẻ em bị tổn thương xương.
Tê đỉnh đầu có liên quan đến tức giận, kinh mạch không thông.
Khứu giác không ngửi thấy mùi vị do oán giận.
Bệnh tiểu đường: Gặp chuyện gì cũng hay bực tức, gặp chuyện là buồn phiền, ăn uống quá đà
Bệnh ngoài da: Trong nhà có người cho vay lãi nặng hoặc làm ăn buôn bán có nhiều lãi.
Thống Phong: Vấn đề này dì của A Ngọc có tự mình đi hỏi Lưu Thiện Nhân, bởi vì bố của cô ta bị thống phong, sau đó thì nghe nói là bệnh nghề nghiệp, bởi vì bố cô ta làm công tác nghiên cứu khoa học, có thể là do sát sinh nhiều quá.
Đau nửa đầu: Oán hận lỗi lầm của người già cả hoặc lãnh đạo (có thể quản thúc mình cũng được gọi là lãnh đạo)
Đau đầu chóng mặt: Không vừa ý với ông trời, buồn bực với lãnh đạo và bậc bề trên.
Chóng mặt sợ lạnh: Than trời trách đất, không hiếu thuận với người già cả, xem thường người già cả.
Đau đầu: Than trời trách đất, bất trung bất hiếu với người già cả, đau đầu vào ban ngày là vì việc bên ngoài mà buồn phiền, đau đầu vào ban đêm vì việc trong nhà mà buồn phiền. Ngẩng lên thì đau đầu là nịnh bợ người trên, cúi đầu xuống đau đầu là do xem thường người.
Chóng mặt bị choáng: Coi thường người khác, ích kỷ chỉ biết mình.
Viêm não, viêm màng não (viêm màng não dạng lao) tham lam quá đáng, không biết sự sống chết của người khác, ích kỷ chỉ biết mình.
U não: Làm việc nghịch ý trời, ích kỷ chỉ biết mình.
Co cơ mặt: Không nhường người khác, không tha thứ lỗi lầm của người khác.
Đau thần kinh: Hay làm chuyện điên rồ, lúc nóng lúc lạnh.
Mất ngủ, rối loạn thần kinh thực vật, bệnh thần kinh quan năng: Suy nghĩ quá nhiều.
Bệnh thần kinh: Quá giận dữ, không tha thứ cho người khác, ích kỷ chỉ biết mình, ưu bực tức, thích móc mói lỗi của người khác, không biết lỗi của mình, không tha thứ lỗi của người khác.
Bệnh điên cuồng: Không thực hiện được lý tưởng của mình, giận dữ gầm như sấm, hiếu thắng quá.
Bệnh trầm cảm: Không thực hiện được lý tưởng của mình, đố kị việc tốt của người khác.
Buồn ngủ, ngủ gật, thèm ngủ: Phiền muộn trong lòng, bao đồng mọi chuyện, lười biếng.
Ngủ mơ lắm mộng: Suy nghĩ nhiều quá, nhiều dục vọng mà không thực hiện được.
Máu lên não không đủ, tắc mạch máu não: Không phục người khác, ngu si, ích kỷ buông thả.
Xuất huyết não: Ích kỷ, mặc kệ sự sống chết của người khác, quá tham lam, lúc nào cũng tranh lẽ đúng về mình, cả ngày soi mói lỗi lầm của người khác, thích hành người khác, tự mình không biết suy nghĩ lại lỗi của mình
Bệnh đục tinh thể, tăng nhãn áp: Làm không được việc trong lòng có nhiều áp lực, thấy người khác làm không đúng là bực tức, coi thường người.
Xung huyết mắt: Thượng tiêu quá nhiều hỏa, tính cách không ôn hòa.
Đau mắt: Giận dữ, xem thường người khác.
Ù tai, điếc tai: Thích nghe lời đàm tiếu thị phi, phiền phức khi phải nghe người khác nói, bực tức.
Viêm tai giữa: Nghe lời thị phi, không biết phân biệt thị phi.
Bệnh về mũi: Không thích giao lưu với người khác.
Méo miệng: Nói toàn chuyện tà ác.
Nhiều đờm, hôi miệng: Trong lòng có nhiều chuyện bẩn thỉu.
Lở loét khoang miệng: Hay nói lời khiêu khích.
Viêm họng: Bốc hỏa u sầu, ưu tư suy nghĩ, bi thương.
Viêm amiđan: Ngắt lời nói của người khác, chẹn họng người khác.
Lở loét môi trên: Nói lời quá đáng đối với bậc bề trên.
Lở loét môi dưới: Nói lời quá đáng đối với người ít tuổi hơn mình.
Cổ to: Có việc không nói ra được uất khí.
Bệnh yết hầu: Hay buồn phiền, ôm hận, oán hận, không hiểu người khác, gặp việc không như ý trong thì ghim, mà ngoài thì không biểu lộ thái độ.
Thanh đới bị kết hạt, u thịt: Thích mắng người khác, hay khêu gợi tà kiến, thường nghi ngờ người khác.
U thịt họng, ung thư họng: Hãm hại người, không tha thứ cho người khác, chẹn họng người khác.
Đau răng, chảy máu chân răng, viêm lợi: Trong lòng có oán giận không phát ra ngoài được, hận đến nghiến răng cắn lợi.
Hạch tuyến bạch huyến, u bướu tuyến bạch hạch: Hỏa độc quá nhiều, hay tức giận.
Đau ngực: Oán hận người không buông ra được.
Đau tim: Hay khoe cái hay của mình, hay tức giận, hay kích động, nóng nảy, hận người khác, không tha thứ cho người khác.
Nhịp tim đập nhanh: Hay kích động, sân hận.
Tim đột ngột ngừng đập: Làm việc không quả quyết, do dự.
Viêm cơ tim: Oán hận người khác, tính gấp, hay nổi giận, không tha thứ cho người khác.
Bệnh tim do phong thấp: Trong lòng toàn nghĩ đến lỗi lầm của người khác, không có tâm tha thứ.
Viêm túi mật, mật có u thịt, sỏi mật: Lén hại người, lòng dạ độc ác, phiền muộn người già cả.
Viêm gan A: Xấu tính hay nổi giận, không hiểu người khác.
Viêm gan B: Có cảm giác uất ức, oan uổng, buồn phiền giữa vợ chồng, hay nổi giận.
Gan nhiễm mỡ: Tham ăn.
U gan, ung thu gan: Buồn phiền, nổi giận, uống rượu.
Bệnh tuyến tụy: Ăn uống quá đà, hận người khác không buông bỏ được.
Bệnh tiểu đường: Ăn uống quá đà, oán hận người khác, quỵt nợ.
Bệnh thận: Làm việc quá đáng không hợp ý trời, không hợp lòng người, nắm lấy lỗi lầm người khác không buông.
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu: Giận dữ, phiền muộn, oán giận người khác, quỵt nợ.
Thận hoại tử: Làm việc quá đáng, nắm lấy lỗi lầm người khác không buông.
Viêm bàng quang, ung thư bàng quang: Hay giận dữ, cố chấp.
Bệnh nam giới: Cãi lại bố mẹ, không nghe lời, coi thường bố mẹ, chống đối bố mẹ.
Viêm tuyến tiền liệt, tăng sinh tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt: Giận dỗi, không hiểu người khác, oán hận người khác không buông xả được.
Bệnh tỳ tạng: Không tha thứ cho người, không hiểu người khác.
Mọc mụn ở môn vị dạ dày, ung thư môn vị dạ dày: Ăn cơm trong lúc giận dỗi, oán hận.
Viêm dạ dày, viêm thực quản có tính đẩy ngược, loét dạ dày, bong niêm mạc dạ dày do oán trách, oán hận, trách móc người khác, nóng giận.
Dạ dày có u thịt, ung thư dạ dày do oán khí đạt đến đỉnh điểm, oán hận người không buông xả được.
Trướng hơi, dạ dày khó chịu, ăn thì nôn ra và đi ngoài thường là do oán khí xung thiên, và oán hận mọi thứ.
Ung thư thực đạo do nói lời độc ác, không tha thứ cho người khác, hay buồn bực, không hiểu người khác, nói chẹn họng người khác.
Ho do nảy sinh tâm trông mong, thường tự cho mình làm việc tốt cho người khác.
Hụt hơi do ngắt lời người khác, không tha thứ cho người khác.
Bệnh khí quản do oán hận, tính gấp gáp bốc hỏa.
Bệnh phổi do đố kỵ, oán hận, giận dỗi, ưu tư, bi thương, phiền muộn ưu sầu, lo lắng, trông mong, tức giận ngu si, không hiếu thuận.
Ung thư phổi do oán hận, giận dỗi, tức bực, phiền muộn, oán hờn, không hiếu thuận.
Bệnh đường ruột do coi thường người khác, đố kị, oán hận người khác, tức giận bốc hỏa với người già cả, không giao lưu, ngầm bực tức với người lớn tuổi.
Viêm loét hành tá tràng do hay nổi giận, không tha thứ cho người khác.
Bí đại tiểu tiện do lòng dạ độc ác, hay đố kị, ngầm hành hạ người khác.
Bệnh trĩ do hay mắng người khác (hoặc là mắng thầm trong bụng), oán hận người khác.
Bệnh máu trắng do làm việc thương thiên hại lý, hại người lợi mình.
Mụn mẩn đỏ do làm những việc như chặn đứt đường sống của người khác.
Không điều tiết được nội phân tiết do thích người nào đó, thích nhưng không dám biểu lộ ra, không buông xả được.
Bệnh phụ khoa do tính cách của hai vợ chồng không hợp, nghi ngờ chồng, oán giận mà không nói ra, giấu ở trong lòng.
Viêm niệu đạo do hay buồn phiền, nhiễm lạnh bốc hỏa lên.
Bế kinh (kinh nguyệt ít) hay sốt ruột, hay bực tức, hay soi mói khuyết điểm người khác, tự mình có việc mà không nói ra.
Kinh thống do đối với bố mẹ có lòng si hận.
Kinh nguyệt đặc biệt nhiều do ôm uất ức, oán hận chồng.
Tuyến sữa tăng sinh (tăng sinh tiểu diệp), ung thư tuyến sữa do hẹp hòi, không tha thứ cho người khác, cho rằng người khác hẹp hòi, hay bực tức với người khác, thường không thích nam giới, đối với tình yêu thì thường cảm thấy người ta có ác tâm.
U bướu mỡ, u sợi quá tham lam, ăn uống không nghĩ đến người khác.
Cổ cứng hay cố chấp, trong lòng không phục.
Viêm khớp vai do tranh chấp với anh chị em, chị em dâu rể, không hiếu thuận.
Hẹp xương cổ do hay cố chấp, không phục người khác, chống đối không phục lãnh đạo.
Bệnh xương cổ (xương cổ tăng sinh) không phục người khác, đặc biệt là cố chấp, ngoan cố
Đau thắt lưng do vợ chồng bất hòa, áp lực của cả người nam lẫn người nữ, chịu đựng sự bất bình đẳng, hoặc chịu đựng sự đau khổ, cố chấp, buồn phiền.
Bệnh xương sống thắt lưng, hạch xương eo lưng do cố chấp ngoan cố, phiền lại thêm hận, tính cách ngoan cố, không nhường người khác, oán hận người khác, hay khoe tài giỏi.
Thắt lưng nhô ra do cố chấp chống chế, buồn phiền, phiền người phiền vật.
Đau sau lưng do tự mình làm quá nhiều việc xấu xa.
Lạnh sau lưng do nhát gan, sợ hãi.
Viêm màng xương do oán giận, bực tức, coi thường người khác.
Đầu xương đùi hoại tử do hay khoe khoang bản lĩnh, áp lực tâm lý lớn, không phục người khác.
Ung thư xương do bất hiếu với bố mẹ, vợ chồng bất trung, hận đến xương tủy.
Đau chân, đau đầu gối do oán hận người ít tuổi hơn mình, coi người ít tuổi hơn mình không ra gì.
Mụn như da rắn do độc ác với người khác, bực tức giận dữ, oán hận quá nhiều.
Lang ben do làm việc quá độc ác.
Bệnh ngoài da do sạch sẽ quá, nóng tính, coi thường người khác.
Mụn trứng cá do sốt ruột bực tức.
Bệnh ngứa ngáy do thấy người khác động lòng.
Đau cơ thịt do không biết yêu thương người khác, ích kỷ tự lợi.
Bệnh lãnh cảm do lạnh lẽo không có tình cảm, không yêu thương người khác.
Bệnh phong thấp do nóng nảy, không phục người khác, hay khoe tài, không chấp nhận số phận.
Cảm mạo do hay nóng giận, trong lòng có việc làm không thành thành ra cứ trông mong.
Hắc lào trẻ em do bố mẹ giận dỗi với nhau.
Bệnh động kinh trẻ em do bố mẹ bất hiếu với người già cả.
Viêm thận trẻ em do bố mẹ tham lam kiếm tiền.
Lưu Thiện Nhân Giảng Bệnh Tại Đại Học Bắc Kinh
Cẩn dịch: Phật tử Tống Như Cường
Cẩn dịch: Phật tử Tống Như Cường
Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014
Cười Là Bố Thí
"Có người sẽ nói, ôi mỉm miệng cười ai mà không làm được, chuyện nhỏ sao gọi là pháp bố thí? Kỳ thực, cái gọi là “mỉm cười” của đa số mọi người chỉ là sự vận động của bắp thịt trên gương mặt, hoàn toàn không phải phát xuất từ nội tâm, đương nhiên không có sức cảm hóa người khác một cách sâu sắc..."
Tác giả: Thích Hải Tín
Đầu xuân lên chùa thấy Đức Di Lặc cười, ta cũng cười. Có mấy ai nghĩ rằng cười được với nhau cũng là một cách bố thí. Vậy cười cũng có thể bố thí sao? Nghĩ kỹ lại thấy rất đúng, cười được với nhau là cho nhau tin yêu, hoan hỷ và cảm thông, đó cũng là bố thí.
Nói đến bố thí, chúng ta thường biết có tài thí như bố thí tiền tài, của cải vật thực; pháp thí là đem lời hay lẽ phải, chân lý đúng đắn, những lời dạy quý báu khuyên bảo người khác, giảng kinh thuyết pháp, in ấn kinh sách; và vô úy thí là an ủi, làm cho người khác không sợ hãi, tăng thêm dũng khí, niềm tin… Như vậy trong ba pháp bố thí ấy, nở một nụ cười thuộc loại vô úy thí. Ví dụ như, người đi khám bệnh, sau khi khám xong chỉ cần bác sĩ nở nụ cười sẽ khiến cho trạng thái tâm lý lo sợ hồi hộp của bệnh nhân tan biến ngay. Nếu bác sĩ mỉm cười an ủi khích lệ, chắc chắn hiệu quả trị liệu sẽ hoàn toàn khác. Tâm lý học hiện đại cho rằng, trạng thái tâm lý có thể cảm hóa người khác. Có một câu chuyện như sau: Có một thợ làm tóc đi mua đồ, gặp phải gương mặt lạnh của người bán hàng, cả ngày trạng thái tình cảm của người thợ làm tóc không tốt cho nên ảnh hưởng đến kết quả làm việc cũng không tốt. Cuối ngày người thợ làm tóc làm mặt cho một người khách, do trạng thái tình cảm không tốt nên làm trầy mặt người khách, sau khi tranh cãi, nhìn lại người khách xui xẻo kia lại chính là người bán hàng mặt lạnh lúc sáng. Mỗi người đều có kinh nghiệm như vầy: Dù một câu tranh cãi cũng khiến mình mấy ngày không vui, thậm chí trút giận lên người khác hoặc đồng sự; một nụ cười luôn luôn khiến mình cảm thấy an vui, những người xung quanh cũng cảm thấy thân thiện, hiệu quả công việc cũng từ đó mà được nâng cao. Ðây chính là sức hấp dẫn kỳ lạ của nụ cười, chúng ta không thể xem thường nó.
Có một số đệ tử xuất gia của Phật cho rằng phải giữ nét mặt cho nghiêm, làm gì cũng không dám mỉm miệng cười, nếu cười e rằng mất oai nghi, do vậy giữ nét mặt nghiêm đến nỗi gần như lạnh nhạt, khiến mọi người "kính nhi viễn chi", như vậy là người có oai nghi. Mỉm cười là mất oai nghi sao?! Thiền tông có một giai thoại: Một bà lão đã cúng dường một thiền tăng hơn 20 năm rồi, hôm nọ bà lão có ý để một cô gái tuổi thanh xuân xinh đẹp đến thân cận cúng dường, thiền tăng không chút động lòng còn nói “khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí” (cây khô bên núi lạnh, ba đông không mảnh tình). Sau khi biết được, bà lão giận dữ nói rằng: “Tôi cúng dường 20 năm chỉ nuôi một tục hán!”. Thế là bà đuổi đi và đốt luôn am cỏ.
Nụ cười từ Tâm liệu mấy ai làm được?
Thiền là sinh động hoạt bát, tràn đầy sức sống thiền vị, vị thiền tăng kia không hiểu ý này, tuy tu nhiều năm nhưng chưa đạt được thiền vị chân chánh, đành phải cuốn gói ra đi. Có người cho rằng Phật giáo là tôn giáo của niềm vui, tôn giáo của niềm hoan hỷ và đệ tử của Phật là những người hoan hỷ trên thế giới. Đó là một sự thật, pháp hỷ không những tồn tại ở nội tâm mà cũng hiện ra ở bên ngoài, một nụ cười hàm tiếu, một câu nói nhẹ nhàng cũng khiến cho chúng sanh thấm nhuần pháp hỷ thiền duyệt, đây chẳng phải lúc nào cũng thực hành pháp bố thí một cách thiết thực đó sao! Ðức Phật dạy rằng: “Hoan hỷ là nguồn gốc mở mang trí tuệ của những người giác ngộ”.
Có người sẽ nói, ôi mỉm miệng cười ai mà không làm được, chuyện nhỏ sao gọi là pháp bố thí? Kỳ thực, cái gọi là “mỉm cười” của đa số mọi người chỉ là sự vận động của bắp thịt trên gương mặt, hoàn toàn không phải phát xuất từ nội tâm, đương nhiên không có sức cảm hóa người khác một cách sâu sắc. Khi có niềm hoan hỷ từ nội tâm thì nụ cười hàm tiếu sẽ hiện ra. Tất cả chúng ta đều có thể nghiệm như vầy, mỗi khi chúng ta có nhân duyên thân cận những vị cao tăng hoặc chư vị thiền giả, điều đầu tiên chúng ta nhận thấy đó là nét mặt từ hòa, nụ cười của những vị ấy sẽ khiến cho chúng ta không thể quên, giống như thắp lên một ngọn đèn sáng trong tâm linh của chúng ta. Khi nụ cười của chúng ta tràn đầy pháp hỷ thiền vị, cũng có thể thắp lên ngọn đèn tâm linh cho những người khác, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, an lạc.
Một người dù mọi lúc mọi nơi dùng nụ cười chân thành để đối đãi với mọi người, cảm hóa mọi người, đó cũng chính là sự hiển lộ của Phật tánh, bắt đầu giác ngộ, chính là phát Bồ đề tâm. Ðặc biệt là hàng đệ tử của Phật cần dùng nụ cười hàm tiếu tràn đầy niềm hoan hỷ thiền vị thông qua lời nói và việc làm để ảnh hưởng những người xung quanh, khiến cho mọi người có duyên thân cận với giáo pháp, quy y Tam bảo, dần dần đi vào con đường giải thoát an vui hạnh phúc.
Chúng ta kính ngưỡng Bồ tát Di Lặc không chỉ vì gương mặt Ngài lúc nào cũng mang một nụ cười hoan hỷ, đem lại cho mọi người một niềm tin, an lạc. Chúng ta nên học hạnh Bồ tát để nụ cười hoan hỷ phát xuất từ nội tâm của chúng ta tưới ướt ruộng tâm gần như khô cạn của con người trên thế giới.
Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014
Tội Và Nghiệp - Thích Chân Tuệ
"Chúng ta thường có tánh đổ thừa kẻ khác, kể cả ông bà cha mẹ, đã tạo nghiệp, rồi cháu con phải lãnh hậu quả, chứ không bao giờ chịu nhìn nhận "chính mình đã làm", đã gây ra những lỗi lầm trong kiếp trước, cho nên kiếp này "chính mình gánh chịu"..."
Tác giả: Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ
Có người không muốn nhìn nhận sự thực đó, tự kỷ ám thị, tự lừa dối mình, cho rằng cuộc đời là vui đẹp, là đáng hưởng thụ, với mục đích tạm quên đi những đau khổ, bất hạnh trong cuộc sống, không biết ngày mai mình sẽ ra sao, không biết làm sao cho đời bớt khổ, cho đời hết khổ.
Khi gặp hoàn cảnh khổ đau, khi có điều bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện, con người chỉ biết than trời trách đất, hoặc trách cứ tổ tiên, trách cứ ông bà cha mẹ, ăn ở bất nhơn thất đức, cho nên cháu con mới ra nông nổi này!
Ðôi khi, có người chỉ biết đặt niềm tin nơi đấng thiêng liêng nào đó, để cầu nguyện, van xin, khấn vái cho được tai qua nạn khỏi, cho được bình an, mà không chịu tìm hiểu hư thực, không chịu tìm hiểu Chân Lý, không chịu học hỏi Chánh Pháp, cho nên những người biết lợi dụng lòng mê tín dị đoan dễ gạt gẫm, dễ lợi dụng, dễ sai khiến, hậu quả khó mà lường trước được.
Thường thường khi thấy người nào gặp hoàn cảnh không may, gặp điều bất hạnh, bất như ý, đau khổ hoặc ngộ nạn, có người xúc động, tỏ lòng thương xót, thốt lên: "Tội nghiệp quá!". Ðiều này có nghĩa là khi ở trong trạng thái "tâm bình thường", con người ai cũng có sẵn "tâm từ bi bác ái", thấy người đau khổ thì động lòng trắc ẩn, xót thương.
Cũng trong trường hợp đó, người khác lại nói: Ðáng đời chưa! Gieo gió thì gặt bảo! Làm tội thì phải đền tội! Cũng có người nói: Nghiệp của họ nặng quá, nên họ mới khổ nạn như vậy! Hoặc có người khác nói: Trời phạt họ đó! Những sự suy nghĩ như vậy do tập quán, thói quen mà thốt nên lời.
Vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu:
Tội là gì? Nghiệp là gì? Tội báo là gì? Nghiệp báo là gì?Làm gì mà phải "tội nghiệp"? Làm sao cho hết "tội nghiệp"?
Làm sao "dừng nghiệp và chuyển nghiệp"?
Theo luật nhân quả, chúng ta biết rằng: "gieo nhân nào thì gặt quả nấy". Thí dụ như gieo nhân là hạt cam, chúng ta sẽ được cây cam và gặt quả cam. Khoa học đã thí nghiệm và chứng minh điều này rõ ràng, không có gì đáng nghi ngờ cả. Nghĩa là làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, có lửa có khói, sinh sự sự sinh.
Tuy nhiên, cũng có thắc mắc: Tại sao có người gieo thật nhiều gió mà chẳng thấy họ gặt bão, hay nói cách khác, những người đó làm nhiều điều bất thiện, gây nhiều tội ác, mà tại sao họ vẫn bình yên, an ổn, ăn nên làm ra, sống trong cảnh giàu có sung sướng? Trái lại, có người làm thật nhiều việc phước thiện phước đức, như bố thí cúng dường, hùn công góp của ấn tống kinh sách, quyên góp cho các hội từ thiện, xây cất chùa chiền, lập nhà thương trường học, đắp đường xây cầu, mà tại sao chẳng thấy phước báo đâu, chỉ thấy quả báo xấu, gặp nhiều nạn tai, gặp nhiều điều bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện?
Chúng ta biết rằng: có những hạt giống gieo trồng, thì gặt được quả sớm, nhưng cũng có những hạt giống gieo trồng xong, phải đợi một thời gian sau, hay một thời gian lâu sau, mới gặt được quả. Cũng vậy, có những việc chúng ta làm đời trước, đời này mới nhận kết quả hay hậu quả. Có những việc chúng ta làm đời này, đời sau mới có kết quả hay hậu quả. Do làm ác đời trước, nên con người gặp khổ đau đời này, chớ có oán hận, than trời trách đất, bởi lẽ "mình làm mình chịu", không có ông trời nào, thượng đế nào trừng phạt mình, một cách tùy tiện, một cách vô căn cứ cả.
Chúng ta thường có tánh đổ thừa kẻ khác, kể cả ông bà cha mẹ, đã tạo nghiệp, rồi cháu con phải lãnh hậu quả, chứ không bao giờ chịu nhìn nhận "chính mình đã làm", đã gây ra những lỗi lầm trong kiếp trước, cho nên kiếp này "chính mình gánh chịu".
Còn những việc phước thiện, phước đức mình làm trong đời này, vì quá ít quá nhỏ, chưa kịp có kết quả. Hoặc đôi khi việc phước thiện, phước đức đã có kết quả, đã làm cho nhẹ bớt đi những nạn tai, mà mình phải gánh chịu, chỉ tại mình không biết đó thôi. Nếu không biết làm những việc thiện tạo phước báu như thế, để bù đắp những tội lỗi đã gây ra trước kia, con người có thể đã gặp nhiều phiền não khổ đau hơn, nhiều tai nạn nặng nề hơn. Nếu việc phước thiện đã làm nhiều hơn tội lỗi đã tạo, chắc chắn con người được hưởng sự sung sướng, sự may mắn. Nghĩa là sự sung sướng, sự may mắn do phước báo chính mình đã tạo ra, từ nhiều kiếp trước hay kiếp này, chứ không do ông trời, hay thượng đế nào thương mình, mà ban cho cả.
Như vậy, chúng ta phải hiểu luật nhân quả được áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Cũng có những quả báo nhãn tiền, tức là kết quả hay hậu quả có ngay trước mắt, gieo nhân đời này, gặt quả cũng trong đời này. Thí dụ như ăn trộm thì bị bắt, ở dơ thì sanh bệnh, làm biếng thì nghèo khó, đánh người thì người đánh, hại người thì người hại, kiện thưa thì tốn tiền, tiết kiệm thì có dư, chăm học thì đỗ đạt, siêng năng, chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại, nếu không thành công thì cũng thành nhân.
Chúng ta thữ nghĩ xem: Tội là gì?
Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình. Tội lỗi cũng do sự sai khiến, xúi giục, chỉ dẫn, bày cách cho người khác làm, thi hành, thực hiện những điều bất thiện, những việc ác. Tội lỗi cũng do sự vui mừng, tán đồng, khen ngợi, khi thấy kẻ khác làm những điều bất thiện, những việc ác.
Nghĩa là: "Nhược tự tác, nhược giáo tha tác, kiến tác tùy hỷ", đều tội lỗi như nhau. Tại sao vậy? Bởi vì chính mình làm, chỉ bảo người khác làm, hay thấy người khác làm mà vui theo, những điều bất thiện, những việc ác, thì tâm của chúng ta đều bị náo động, đều bị hoen ố, đều ghi nhận chủng tử sanh tử luân hồi như nhau.
Ðạo Phật luôn luôn chú trọng đến "tâm", chính là cái "thực tướng" bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm của con người, chứ không quan trọng đến cái giả tướng khác biệt bên ngoài của mỗi người. Cái giả tướng khác biệt đó chỉ là cái thân tứ đại sanh diệt, nay còn mai mất, chúng ta đang mượn tạm, trong kiếp sống này mà thôi. Bởi vậy cho nên, đọc kinh điển của đạo Phật, muốn hiểu được pháp vô lượng nghĩa, pháp vô thượng thậm thâm vi diệu, chúng ta hãy tìm hiểu qua lăng kính của một chữ, đó là chữ: "TÂM".
Chư Tổ có dạy:
"Tâm tức Phật, Phật tức Tâm", chính là nghĩa đó vậy.
Ðức Phật là bậc vô thượng y vương, vô thượng dược vương chuyên trị "tâm bệnh" của tất cả chúng sanh, chứ không phải "thân bệnh". Ðức Phật hiểu rõ tâm bệnh của tất cả chúng sanh, vì sao con người trôi lăn trong sanh tử luân hồi, cho nên Ðức Phật chỉ dẫn con đường thoát ly sanh tử luân hồi. Ðó mới chính là trọng tâm cốt yếu của đạo Phật.
Sách có câu:
"Tướng tự tâm sanh, tướng tùng tâm diệt".
Bất cứ ai giải quyết được tâm bệnh, thì thân bệnh có còn gì đáng nói nữa đâu. Cái thân tứ đại giả tạm này chỉ có tuổi thọ một trăm năm hay hơn chút đỉnh là nhiều. Còn cái tâm bất sanh diệt của tất cả mỗi chúng ta có tuổi thọ vô lượng mà Ðức Phật đã chỉ bày trong các kinh điển thì ít người hiểu thấu!
Người nào chỉ hiểu kinh điển nhà Phật qua nghĩa đen: cầu bình an, cầu siêu sanh, là những người chỉ đứng bên ngoài cổng rào, chứ chưa vào được đến trong sân chùa, nói chi đến ngưỡng cửa nhà Phật. Người nào chỉ hiểu đạo Phật qua các hình thức cúng kiến, lễ nghi thường thấy, là người chưa hiểu đạo Phật là gì cả!
Thậm chí, có người đến với đạo Phật, vì muốn cầu gì được nấy, muốn vạn sự như ý, muốn tùy tâm mãn nguyện, muốn buôn may bán đắt, muốn nhất bổn vạn lợi, muốn thi đâu đậu đó, muốn sở cầu như nguyện, muốn tình duyên may mắn, muốn đủ thứ chuyện trên trần đời, thì than ôi, đạo Phật còn gì là Phật đạo nữa! Thật đáng thương xót! Thật đáng "tội nghiệp" lắm thay!
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật có dạy:
"Nhất thiết duy tâm tạo".
Nghĩa là chúng ta nên biết tội lỗi nặng hay nhẹ tùy theo tâm trạng, tâm tánh của con người khi tạo tác. Thí dụ như một người nghèo khó đi câu con cá, để ăn qua ngày, tội nhẹ hơn người no đủ, đi câu con cá vì thú vui. Con người vì si mê nên cảm thấy vui thích trên sinh mạng của chúng sanh! Khi xưa, những người có quyền thế, xem việc giết người, giết dân chúng hay giết tù nhân, như thú vui tiêu khiển. Ngày nay, ở các nước gọi là văn minh, con người xem việc săn bắn thú vật như là môn thể thao, coi cảnh đấu bò giết bò như là trò giải trí!
Thật đáng "tội nghiệp" lắm thay! Con người đang hưởng phước ở các xứ văn minh, lại tìm cách tạo tội tạo nghiệp vì vô minh. Một người giết một con thú dữ để tự vệ trong hoàn cảnh sợ hãi, tội nhẹ hơn một đứa bé tay cầm cây cầm roi, thi đua với các đứa bé khác, đánh đập một con gà, rụng lông tơi tả, máu đổ dầm dề, cho đến chết, một cách nhanh nhứt, để được khen thưởng, để được lãnh giải, trong cuộc thi do người lớn tổ chức!
Dĩ nhiên, kẻ chủ tâm cố ý giết người vì tư thù, vì quyền lợi, tội nặng hơn kẻ sát nhân trong cơn điên loạn, hãi hùng hay vô ý thức. Kẻ giết con vật lớn như trâu bò, tội nặng hơn kẻ giết côn trùng, con gián, con kiến. Giết người, giết con vật lớn, con vật có nhiều linh tánh hơn, tức nhiên, kẻ giết phải có chủ ý, dụng tâm, dụng công, dụng sức nhiều hơn, nên tội nặng hơn. Giết côn trùng, con gián, con kiến không do cố ý, không do thích thú, bởi vì con người không thể sống chung với những sinh vật này được, theo phép vệ sinh chung của xã hội, nên nhẹ tội hơn. Tuy nhiên, tìm giết vô cớ con gián, con kiến ngoài đồng, ngoài đường lại là chuyện khác.
Việc trộm cắp cũng vậy. Người trộm cắp vì nghèo túng, phải giúp gia đình qua cơn đói khổ, vì tạm thời, không còn phương cách nào khác, tội nhẹ hơn một kẻ cố ý chủ tâm dùng thủ đoạn, dùng luật pháp, để chiếm đoạt tài sản, sang đoạt bản quyền của người khác, thưa kiện người khác với mục đích kiếm tiền, muốn mình sung sướng, làm giàu nhanh chóng, người khác thì đau khổ vì sạt nghiệp!
Việc nói dối để an ủi, giúp đỡ tinh thần người đang bị bệnh, người đang khổ đau, khủng hoảng, sợ hãi, không thể đem so sánh với việc nói dối để gạt gẫm người khác vì ích kỷ, vì tư lợi, vì thù oán hại người, vì muốn kết bè kết đảng.
Càng tệ hại hơn nữa vì tự ái, vì tự lợi, vì danh dự hão, vì chính nghĩa cuội, vì công lý một chiều, vì lẽ phải phiến diện, vì mê tín dị đoan, vì quá khích, có người đặt điều vu cáo vu khống, phỉ báng mạ lỵ người khác, lộng giả thành chơn, nước lã khuấy nên hồ, để ám hại người khác, viết bài đả kích, khen mình khinh người, lôi kéo phe phái, thì những người đó làm sao tránh khỏi luật nhân quả, làm sao thoát khỏi "lưới trời" lồng lộng, tuy thưa mà không lọt, tuy không thấy mà chẳng sai chạy! Trong nhà Phật, "lưới trời" đó chính là "quả báo" con người phải lãnh, vì các việc đã làm, đã nói, đã nghĩ, trước đây.
Chúng ta thường nghe nói đến chữ "nghiệp" trong cuộc sống hằng ngày, cũng như trong đạo Phật, như là: nghề nghiệp, tội nghiệp, nghiệp báo, nghiệp chướng, nghiệp nhân, nghiệp quả.
Vậy chúng ta thử tìm hiểu: "Nghiệp" là gì?
Nghiệp là thói quen hành động, nói năng hay suy nghĩ hằng ngày của chúng ta trong cuộc sống, trong khi làm việc, trong khi giao tiếp, ở tại nhà, ở tại sở làm hay bất cứ nơi đâu.
Nghĩa là: nghiệp do thân hành động, khẩu nói năng và ý suy nghĩ, nên thường được gọi là tam nghiệp: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
Theo nguyên tắc, có hai loại nghiệp: thiện và bất thiện. Tuy nhiên, khi nói đến chữ "nghiệp", người ta thường nghĩ đến những nghiệp ác hay nghiệp bất thiện.
1) "Thân nghiệp" là những thói quen hành động, do thân tạo tác hằng ngày. Có người luôn luôn thích giúp đỡ kẻ khác, làm việc phước thiện, làm việc xã hội. Có người luôn luôn thích đi chùa, lễ Phật, tụng kinh, đi nhà thờ xem lễ, cầu nguyện. Cũng có người luôn luôn thích đánh nhau, đánh đập súc vật, giết hại sinh mạng chúng sanh, chơi đấu bò, đi câu cá, đi săn bắn, như thú vui tiêu khiển. Có người luôn luôn thích hút thuốc, uống rượu, bài bạc. Có người luôn luôn thích việc trộm vặt dù họ không túng thiếu. Có người luôn luôn thích kiện tụng, thích xúi người khác thưa kiện để thủ lợi. Có người luôn luôn thích hăm dọa người khác, theo thói chưa đậu ông nghè đã đe làng tổng, họ gửi bài đăng báo, tòa báo không đăng nguyên văn, sửa bản thảo, họ bảo xin lỗi, viết thư dọa làm con kiến đi kiện củ khoai!
2) "Khẩu nghiệp" là những điều mình thường nói ra hằng ngày, có khi ngọt ngào dễ nghe, có khi chanh chua chát khế, kinh khủng khiếp luôn!
Cổ nhơn có dạy:
Lời nói chẳng mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Có người luôn luôn thích nói chuyện đạo lý, chuyện ích lợi cho người. Có người luôn luôn thích thuyết pháp, tụng kinh, niệm Phật. Có người luôn luôn thích an ủi, khuyên lơn, đem sự an ổn tâm thần đến cho người khác. Có người luôn luôn nói lời hòa nhã, êm ái, dịu dàng, ai ai cũng thích nghe, thích gặp mặt, thích trò chuyện.
Ðó là những người lựa lời mà nói cho người an vui, và đang tu theo hạnh Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát, hay tu theo hạnh Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát.
Cũng có người luôn luôn thích nói suốt ngày, không biết mệt, không ngừng nghỉ. Có người luôn luôn thích nói chuyện thị phi, chuyện thiên hạ, chuyện phải quấy, chuyện hơn thua, chuyện tranh chấp, chuyện kiện tụng, chuyện thưa gửi, chuyện phiền não, chuyện khổ đau. Có người luôn luôn thích văng tục, chửi thề, bới móc người khác, kê tủ đứng vào miệng người khác, móc họng cho người ói ra, mỗi khi khai khẩu, mỗi khi mở miệng. Có người thốt xong một lời, người nghe phải đi xức dầu cù là, hoặc uống thuốc nhức đầu, thậm chí ngất xỉu, hay giã từ luôn cõi đời. Có người thốt xong một lời, người khác phải đi tù, gia đình xào xáo, vợ chồng chia ly, lục đục, cãi vã, nghi ngờ lẫn nhau, tiêu tan hạnh phúc.
Bởi vậy, chúng ta mới biết khẩu nghiệp nặng nề biết bao, lời nói độc hại đến chừng nào, lời nói có khả năng hại người còn hơn vũ khí. Ðó là lời nói của những kẻ "lựa lời mà nói cho người giết nhau", hoặc là những kẻ "lựa lời mà nói cho người tiêu luôn"!
Những người biết tu tâm dưỡng tánh rất dè dặt với khẩu nghiệp, không dám phát ngôn bừa bãi, luôn luôn nhớ lời cổ nhơn dạy: "Lời nói là bạc, im lặng là vàng". Có người bèn áp dụng tu pháp môn "tịnh khẩu", suốt ngày không muốn nói bất cứ chuyện gì, với bất cứ ai. Tuy nhiên, bên ngoài phẳng lặng, mà trong lòng dậy sóng, thì cũng như không! Có khi nói năng để truyền bá Chánh Pháp, lời nói đầy pháp vị, nói lời chuyên chở đạo lý. Có khi sự im lặng cũng đúng Chánh Pháp, cũng đượm nhuần đạo lý.
Cổ nhơn có dạy: "Ngữ ngôn đạo đoạn".
Nghĩa là còn phải dùng lời nói, thì không thể diễn tả được đạo lý một cách tột cùng, khi lên tiếng thì đạo mất rồi. Người hiểu đạo là người có tâm cảm thông sâu sắc, không cần dùng lời nói, có thể thấu hiểu mọi sự mọi việc một cách dễ dàng, không có gì ngăn ngại.
Trong kinh sách có câu: "Ðạo cảm ứng giao nan tư nghì" chính là nghĩa đó vậy.
Cũng có câu: "Ðạo bổn vô ngôn".
Nghĩa là gốc của đạo không thể dùng lời lẽ của thế gian mà diễn tả được. Ðạo là chỗ cứu kính tuyệt đối bất khả tư nghì, đạo cảm thông không thể nghĩ bàn được. Ðó chính là chỗ im lặng của Cư sĩ Duy Ma Cật thời Ðức Phật còn tại thế, đó chính là sự lặng thinh của Nhị Tổ Huệ Khả, khi trình kiến giải lên Sơ Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma vậy.
3) "Ý nghiệp" là quan trọng hơn cả. Chính ý nghiệp chủ động điều khiển thân nghiệp và khẩu nghiệp. Tại sao vậy? Bởi vì nếu như tư tưởng luôn luôn có ý nghĩ thế nào thì hành động và lời nói sẽ y theo đó mà ra, không sai khác chút nào. Chính tư tưởng phát xuất ra hành động và lời nói. Thí dụ nếu trong tâm ý chúng ta nghi ngờ người nào ăn cắp đồ, thì từ hành động cho đến lời nói của người đó đều có vẻ khả nghi, đáng ngờ, và hành động cũng như lời nói của chúng ta đều không bình thường đối với người đó.
Thí dụ nếu chúng ta luôn luôn có tư tưởng, có ý nghĩ là kẻ nào ác thì phải bị tiêu diệt, phải bị đọa địa ngục, phải bị trừng phạt nặng nề, cho nên khi có cơ hội, có phương tiện, có quyền hành, có thế lực, chúng ta sẽ dễ dàng mắng chửi, mạt sát, giết hại, trừ khử, thanh toán kẻ đó không chút xót thương, không chút bận tâm! Nghĩ như vậy, nói như vậy, làm như vậy, tâm của chúng ta không từ bi, không bác ái chút nào, và như vậy chúng ta có khác gì kẻ ác kia đâu? Giết người phải đền mạng, có luôn luôn hẳn là lẽ công bằng tuyệt đối chăng, có giúp nạn nhân sống lại chăng, có giúp xã hội an ninh, trật tự chăng, có giúp tình người thêm tốt đẹp chăng? Con người thường nhân danh cái thiện, nhân danh thế thiên hành đạo, để thi hành, thực hiện việc ác, việc trả thù ngay sau đó. Chính vì vậy mà oan oan tương tục không biết đến bao giờ mới dứt được. Thiệt là "tội nghiệp" thay!
Trên thế gian này, sân hận không bao giờ dập tắt sân hận. Duy có tình thương, tâm từ bi mới diệt được tâm sân hận. Ðó là định luật trường cửu.
Cho nên, trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng.
Lấy ân báo oán, oán nghiệp tiêu tan.
Ðây là cách dừng nghiệp và chuyển nghiệp hữu hiệu nhất. Thí dụ vì nghiệp duyên đời trước, có người nào đó khi gặp chúng ta, liền không có cảm tình, không ưa thích, có thái độ thù nghịch, chống đối. Nếu như chúng ta không hiểu luật nhân quả, bèn có thái độ tương ứng đáp lại, thì càng ngày quan hệ giữa chúng ta và người đó càng tệ hại thêm mà thôi. Còn nếu như khi họ gặp hoàn cảnh không may nào đó mà mình có thể giúp được và thực tâm giúp đỡ họ, thì có phải "oán nghiệp" trước đây tiêu tan hay không?
Thí dụ trong gia đình, nếu người cha hay người mẹ, vì tức giận người con đối xử tệ bạc với mình, không như mình mong ước, nên cũng đối xử lạnh lùng, hằn học, bực dọc đáp lại, thì thử hỏi câu chuyện sẽ đi đến đâu, sẽ kết thúc ra sao? Nếu cha mẹ có lòng từ bi, không chấp chặt những điều đó, vẫn thương yêu, chăm sóc người con, như lúc con còn nhỏ dại, thì ít ra còn hy vọng người con chuyển đổi tâm ý, gia đình hòa vui trở lại.
Chuyện này "nói ra thì dễ, làm được mới khó". Nhưng thử hỏi chuyện gì trên đời này mới là chuyện dễ làm đây?
Trích từ: "Tội Nghiệp"
của Tỳ khưu Thích Chân Tuệ
của Tỳ khưu Thích Chân Tuệ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)