"Trong gia đình tâm lý cũng vậy, mình dạy không hay, không đúng mà cứ dạy hoài làm đứa con đó thấy chỉ sợ thôi, thành ra không phải dạy nhiều mà nên đâu, dạy vừa, dạy phải, dạy nhẹ nhàng. Thành ra bây giờ Thầy nghĩ lại, ngày xưa thấy mẹ về một cái là đằng trước Thầy trốn ra đằng sau rồi, biết chắc chắn gặp bà là bà “ca cải lương” rồi đó..."
Tác giả: Thích Tịnh Từ
Xử lý vi tính: Diệu Danh
Trong sự tích này nói các giai thoại của Ngài rất là đầy đủ, nhưng mà một vài cái tiêu điểm chính là Ngài đi đến cái chỗ nào mà có duyên Ngài mới đến, và có khi Ngài đến Ngài ở năm ba hôm rồi nói chuyện, rồi hướng dẫn cho họ tập, và khi Ngài đi thì Ngài dặn nói rằng là : « đây là cái phương pháp thành ra ta đi rồi ngươi phải tu theo phương pháp này để rồi hướng dẫn người khác, và Ngài cho biết rằng ta là hóa thân của Di Lặc. Khi Ngài đi xong Ngài mới cho một câu thơ, hoặc là Ngài dặn một vài lời, do đó mà mình ít khi biết Ngài một cách trực tiếp.
Ngài có để những câu thơ, chẳng hạn như khi Ngài đến nhà ông cư sĩ được gọi là Trần Cư Sĩ, thì ở với nhau cho nên chăm sóc Ngài lắm, biết đây là một vị thánh phi phàm, thành ra khi Ngài đi Ngài có dạy một câu như thế này:
“Ghét thương phải quấy biết bao là
Xét nét lo lường giữ lấy ta
Tâm để rỗng không thường nhẫn nhục
Bữa hằng thong thả phải tiêu ma
Nếu người tri kỷ nên y phận
Dẫu kẻ oan gia cũng cộng hòa
Miễn tấm lòng này vô quái ngại
Tự nhiên chứng đặng lục ba la“
Dạy cái phương pháp nhẫn. Người nào mà có tâm nhẫn và người nào mà biết mình sống ở thế gian này là do oan gia và cộng nghiệp mà có, thành ra nếu có con hay có vợ, có anh, có em mà có chuyện xích mích không có hài lòng Ngài nói nên phải lấy cái hòa mà giải chứ đừng lấy cái giận mà oán kết, bởi vì đó là oan nghiệp, và oan gia cả mà bây giờ mình giận, mình hờn, mình ghét nhau, trách móc. Càng trách móc càng ghét, càng xua đuổi nhau thì cái oán đối không có trả, cái nhân quả không có xong. Kiếp này không trả hết thì kiếp sau phải trả, nói như vậy có nghĩa là Ngài khuyên chúng ta phải lấy cái đức nhẫn và lấy cái trí để xét đoán, đừng có vì vụng dại, đừng có vì nôn nóng, đừng có vì thiếu suy nghĩ mà mới xảy ra cái chuyện không có đáng rồi gây gổ với nhau.
Ngài lưu lại bài:
“Ghét thương phải quấy biết bao là”: cái chuyện đó nhiều lắm không kể được đâu .
“Xét nét lo lường giữ lấy ta”: thì chắc ăn chiêm nghiệm cho thật sâu sắc, đừng có thờ ơ.
“Tâm để rỗng không thường nhẫn nhục”: cái tâm đó đừng có dính mắc, chuyện chi qua rồi thôi, nhất là cái chuyện không có đẹp đừng có nhắc nó lại làm chi. “Bữa hằng thong thả phải tiêu ma“: con người mà thong thả, con người mà quán chiếu nó thì những cái đó tự nhiên nó đi, nó không đến, chứ còn mình giận mình ghét ai thì nó tìm tới, bởi vì cái tâm của mình móc cái nó trở lại, hay là tâm mình tưởng đến nó, nghĩ đến nó cho nên cái đó nó sinh ra, nó không có tiêu.
“Nếu người tri kỷ nên y phận”: gặp cái người tri kỷ nên nương đó để mà trau dồi đạo đức và trau dồi cái tình cho sâu sắc với nhau.
“Dẫu kẻ oan gia cũng cộng hòa”: cái người mà oan gia, không thuận vợ, thuận chồng thì cũng phải lấy cái đức hòa mà giải, đừng có lấy cái oán đối.
“Miễn tấm lòng này vô quái ngại, tự nhiên chứng đặng lục ba la”: lục ba la là phương pháp tu hành gọi là 6 pháp Ba la mật: bố thí ba la mật, trì giới ba la mật, nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thiền định ba la mật, trí tuệ ba la mật. Đó là những hạnh tu rất cao ở trong Bồ Tát hạnh.
Ông Trần cư sĩ hỏi lại rằng: “bạch Hòa Thượng, Ngài có pháp hiệu hay không? Ngài liền đọc bài kệ rằng:
“Ta có cái túi vải, rỗng rang không quái ngại
Mở ra khắp mười phương, thu vào quán tự tại”
Cái túi vải, mở ra thâu bánh trái các đồ chi mười phương thâu vào trong này, mà khi mở ra tự tại cho ai ăn cũng no, người nào ăn được thứ đó cũng lành bệnh hết. Thành ra pháp Phật màu nhiệm, hóa thân hóa ở nơi cái pháp gọi là để cứu đời như vậy đó. Ngài không có nói pháp, gặp ai thì khuyên cười đi chứ không có nói pháp nhiều đâu, nhưng mà khuyên đâu thì kết quả đó - Phải không? Do vậy mình học ở đây một cái: khi khuyên con cái đừng có nói nhiều, nhất là nói nhiều mà nói không hay, không những con cái nó ghét mà nhức đầu lắm. Ngày xưa Thầy còn nhỏ đó, mẹ Thầy cứ dạy Thầy hoài, sao Thầy hay nhức đầu quá, khi nào thấy bà là mình sợ. Trong gia đình tâm lý cũng vậy, mình dạy không hay, không đúng mà cứ dạy hoài làm đứa con đó thấy chỉ sợ thôi, thành ra không phải dạy nhiều mà nên đâu, dạy vừa, dạy phải, dạy nhẹ nhàng. Thành ra bây giờ Thầy nghĩ lại, ngày xưa thấy mẹ về một cái là đằng trước Thầy trốn ra đằng sau rồi, biết chắc chắn gặp bà là bà “ca cải lương” rồi đó. A! Thành ra không phải dạy nhiều mà được đâu, nhưng mà dạy đúng, dạy rất là vui: vui mà dạy, thương mà dạy, chứ dạy mà la rầy quá thì không được. Ngài đây Ngài dạy rất là ít, nhưng mà dạy đâu là thành công đó:
Ông Trần cư sĩ hỏi “Hòa Thượng đi đây có đem đồ hành lý hay không?”
Ngài đáp rằng:
“Bình bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa
Mắt trong xem người thế
Mây trắng hỏi đường qua”
Hay quá! “bình bát cơm ngàn nhà”: ý nói bưng bình bát tới đâu là ăn đó, chứ không biết ở chỗ nơi nào để mà nói đâu
“Thân chơi muôn dặm xa”: thân đi hóa độ mà như đi chơi, không có mệt mỏi
“Mắt trong xem người thế”: dùng mắt trí tuệ để nhìn đời mà giáo hóa
“Mây trắng hỏi đường qua”: nghĩa là Ngài đến đâu, chỗ đó cũng thành mây trắng hết, Ngài đến đâu chỗ nào cũng thành ra điểm tốt hết. Mây trắng là chỉ cho thiền, cái con đường thiền quán. Mây trắng chỉ cho cái tâm mình được trong sạch. Lấy cái tâm trong sạch của mình để mà hỏi đường đi, chứ đừng có hỏi ai hết. Cái câu nguyên chữ nho là:
“Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Thanh mục kiến nhân thế”
Mây trắng hỏi đường qua: bạch lộ, vấn vấn lộ kiến lộ vấn bạch vân, câu đó Thầy không nhớ nữa, nhưng mà câu đó thiền lắm, đọc ra là biết người có khí khái, người có chứng đắc. Hỏi đi đâu, ở đâu trả lời cái câu là:
“Bình bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa
Mắt trong xem người thế
Mây trắng hỏi đường qua”
Nói vậy là cái ông cư sĩ đây là một ông nho phong, một cái ông chữ nghĩa rất là lớn, nghe nói biết đây là quả thật thứ thiệt rồi, nên đảnh lễ. Ông lại hỏi tiếp:
“đệ tử rất là ngu muội, biết làm sao để thấy được Phật tánh.
Ngài nói:
“Phật tức tâm, tâm ấy là Phật
Mười Phương thế giới là linh vật
Tung hoành diệu dụng biết bao nhiêu
Cả thảy chẳng bằng tâm chơn thật”
Cả thảy chẳng bằng tâm chơn thật: Câu này nói mình đi tìm Phật thì nếu lìa tâm mình ra thì không thấy Phật. Phật ở trong tâm, hễ mà tâm của mình sáng thanh tịnh, có ngồi thiền, có bớt vọng niệm.
Bây giờ quí vị muốn thấy có Phật hay không thì dễ không: Mình thiết lập ngồi xuống trong vòng từ 3 đến 5 phút theo dõi hơi thở và quán chiếu đề mục gọi là tham thiền quán chiếu niệm Phật, ví dụ mình tu Tịnh Độ mình cứ niệm Phật A Di Đà, nhưng mà mình ngồi xuống mà niệm A Di Đà có vài cái, mình thấy nó lăng xăng đủ thứ hết, nó nhớ đến chuyện buồn, nhớ đến chuyện lo, nhớ đến chuyện nợ nần, nhớ đến chuyện người ta hất hủi mình, nhớ đến chuyện quá khứ, nhớ đến chuyện tương lai. Thì khi mình ngồi như vậy đó chứng tỏ rằng Phật của mình đang xa lắm, tâm lăng xăng đó. Nhưng mà khi ngồi theo dõi hơi thở và câu niệm Phật đó là một đề mục thôi, và mình thấy Phật như một hình ảnh nào đẹp mình quán chiếu và khi mình niệm thấy hiển lộ ra hình rất là trong sáng và tâm mình nương theo ở nơi hình ảnh đó mặc dù đó chưa phải là Phật thật, nhưng mà từ ở nơi chánh niệm mình sẽ đi tới cái chỗ chân thật gọi là ở trong tâm tánh của mình. Nhưng mà nếu ngồi xuống từ 3 đến 5 phút mà nó lăng xăng đủ thứ hết thì biết khả năng của mình còn yếu, yếu lắm cho nên phải thở, thở thật sâu, thở vào thở ra mỉm cười rồi nói: “chà Phật đi đâu rồi mà mang đi chơi hoài há!”, mình cũng nói một cách đơn giản để mình dằn nó xuống, đừng có suy nghĩ nữa. Thông thường chúng ta có những cái không muốn suy nghĩ mà cứ nghĩ hoài, có phải không? Có cái không muốn nhớ mà nó cứ nhớ, không muốn ghét mà nó ghét, có cái không muốn thương mà nó thương. À! Thành ra cha mẹ mình đặt câu hỏi “trời ơi! Cái thằng đó tướng tá như vậy mà sao mày lại thương nó?” - Nghiệp!- nghiệp! oan gia mà! Còn có người thấy đàng hoàng quá nói: “trời! Cái cô đó đàng hoàng mà tại sao con không thương, thương cái cô gì mà xí xọn, lôi thôi vậy?” -Nghiệp! - Dưới cặp mắt mẹ thì thấy cô kia dễ thương, nhưng mà dưới cặp mắt của người con trai thì nó thấy không dễ thương, vì nghiệp của nó nó gặp nhau là nó lánh, nhìn vô là nó không thích rồi. Nghiệp! Thành ra muốn trừ cái nghiệp đó không phải chọn người này chọn người kia là được mà phải tu mới thấy được cái gốc rễ của cái nghiệp đó. Nếu cái nghiệp mà đi theo mà oán báo, thì tự nhiên thay vì tới để làm vợ làm chồng, tới làm con, làm dâu để nó làm cho mình đau khổ, nhưng nếu mà mình thực sự có tu có học thì cái nghiệp đó nó đi xa đi. Cái nghiệp oan trái đó ở trong nó phát ra như thế này, nó nói rằng “tui định tới làm dâu cái bà này (cái nghiệp nói chứ không phải con dâu nói) để phá tan làm cho bà ni bà đau khổ, bà điêu đứng đi để trả cái nghiệp xưa, ngày xưa bà đã làm cho tui điêu đứng rồi bây giờ đầu thai vào trong nhà làm con dâu làm cho bà đau khổ”. Nhưng mà cái nghiệp thức đó vừa mới nghĩ như vậy, nhưng khi nó nhìn thấy bà thì thấy bà tụng kinh này, bà ngồi thiền này, lạy Phật cả ngày, bà ăn chay này, bà làm phước này. Thành ra cái đức sáng của bà nó tỏa ra và cái phước đức của bà nó đầy quá đi, có trí tuệ, có pháp lực vô biên của Phật, có giới hạnh mình đã thọ, có sự hành trì thành ra cái năng lực của tâm hồn mình nó sáng lắm, cho nên cái nghiệp mà đến để phá tự nhiên nó đi ra khỏi nhà, cho nên cái người kia không thể trở thành con dâu của mình. Bởi vì nó trở thành con dâu của mình chắc chắn sẽ làm cho mình đau khổ nhiều lắm, nhưng mà vừa nhìn mình một lần mà thôi thì tự nhiên sợ liền. Không phải cô đó sợ, mà chính cái nghiệp lực của cô đó sợ! chính bởi vì cô đó là một người có oan gia kiếp trước nhưng mà chính cô ta không biết bây giờ có cái xu hướng muốn tới nhà đó mà thôi.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét