Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Xuân Di Lặc 2014 (Giáp Ngọ) - Phần 1



"Tết Việt Nam - Một danh từ nghe thật gần gũi, thân thương và thiêng liêng làm sao! 38 năm trời những đứa con lạc loài của Mẹ Việt Nam luôn hướng lòng về Quê Hương để mong một ngày trở lại, trở lại với mùi đất Mẹ, được ngồi canh nồi bánh chưng bên bếp lửa than hồng để chuẩn bị cho 3 ngày Tết, thụ hưởng không khí của gia đình, của tình nghĩa đồng bào cùng một màu da, cùng chung ngôn ngữ Việt…"


 

Những ngày giáp Tết Giáp Ngọ mỗi lúc một thêm gần… Đây đó những bông hoa tuyết trên các cành cây trụi lá đang dần tan xuống lòng đất… Những chồi lá non xanh lại bắt đầu nẩy mầm, luân chuyển… Vạn vật – lúc xuân sang đều như bừng lên sức sống sau mùa đông giá lạnh…

Thời gian này nơi ½ vòng  trái đất, bên kia bờ Đại Dương cũng là ngày giáp Tết - Tết Việt Nam - Một danh từ nghe thật gần gũi, thân thương và thiêng liêng làm sao! 38 năm trời những đứa con lạc loài của Mẹ Việt Nam luôn hướng lòng về Quê Hương để mong một ngày trở lại, trở lại với mùi đất Mẹ, được ngồi canh nồi bánh chưng bên bếp lửa than hồng để chuẩn bị cho 3 ngày Tết, thụ hưởng không khí của gia đình, của tình nghĩa đồng bào cùng một màu da, cùng chung ngôn ngữ Việt…

Quê Hương đẹp làm sao trong ngày lễ Giao Thừa - Thời khắc chuyển giao để bước vào một năm mới. Giây phút trang nghiêm và thiêng liêng ấy mọi người, mọi nhà đều quy tụ bên bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ Tiên, rồi cùng nhau thành kính dâng hương để nguyện cầu cho Quê Hương an bình, và mọi người cùng được sống trong an lạc và hạnh phúc.

Nhân mùa xuân Giáp Ngọ, chúng con xin được đốt nén tâm hương, kính nguyện dâng lên Tam Bảo và nguyện mong cho muôn người, muôn loài đều được sống trong suối nguồn tình thương của Mười Phương Chư Phật. Nguyện cho cõi Ta Bà này nơi nơi biến thành Tịnh Độ, không còn cảnh địa ngục trần gian…
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh!

Mừng Xuân Di Lặc lại về
Chúng con Phật tử tụ tề đón xuân
Vui thay diệu pháp uyên thâm
Lời kinh huyền diệu pháp âm vào đời
Tình thương trải rộng muôn nơi
Ngàn tay nâng đỡ mắt ngời thế gian"

Ngay từ khi còn bé, cứ mỗi độ Xuân về khi tiếng pháp Giao Thừa vừa chấm dứt là Diệu Danh thường hay ngồi lấy tập vở ra để khai bút đầu Xuân… Tuổi thơ ngây với niềm hy vọng Phật, Trời hộ trì cho Diệu Danh được học giỏi, cho gia đình dòng họ, bà con chòm xóm luôn gần gũi nhau, cùng nhau chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống…

Đã hơn ¼ thế kỷ lạc loài nơi xứ lạ quê người, hôm nay xuân Giác Ngọ đang cận kề, lòng bùi ngùi nhớ lại thời ấu thơ, nhớ về quê hương với muôn người còn đang sống trong đau khổ, Diệu Danh xin được khai bút qua bài pháp thoại của Hòa Thượng Thích Tịnh Từ, viện trưởng tu viện Kim Sơn mà Diệu Danh đã được nghe qua băng giảng cách đây gần 10 năm, những tháng ngày còn xa lạ trên đất khách quê người.

Diệu Danh xin trân trọng chép lại những lời pháp nhủ của Hòa Thượng Thích Tịnh Từ với niềm ước mong rằng: „Nụ Cười Di Lặc“ sẽ luôn ngự trị trong mỗi chúng ta. Diệu Dannh cũng ước mong nếu có điều gì sơ sót khi ghi chép lại, kính xin chư Tôn Đức cùng quí Đạo Hữu hoan hỉ thứ lỗi và chỉ giáo cho Diệu Danh ngày thêm hoàn thiện.

Xuân Giáp Ngọ 2014 – Diệu Danh




http://file1.npage.de/005748/02/bilder/trennlinie_17.gif



Nụ cười Di Lặc 

 Tác giả: Thích Tịnh Từ




http://tranhtheuchuthap.vn/userfiles/image/anhtin/4a238cb4_3581f224_200811260341582_2.jpgBữa nay thay vì học tiếp phương pháp chuyển hóa chúng tôi muốn giới thiệu đến quí vị 1 phương pháp tu học rất là giản dị qua hình ảnh 1 vị Bồ Tát hiện thân ở trong đời này rất nhiều lần, đó là Đức Di Lặc Bồ Tát. Ngài Di Lặc đang ở trên cung trời Đâu Suất và Ngài có nguyện trong tương lai sẽ xuống dưới cõi này để tiếp xúc, để hướng dẫn chúng sinh, hướng dẫn những người khổ tiếp theo đường hướng của Đức Thích Ca Mâu Ni. Tuy vậy lòng thương của Ngài rất là rộng lớn cho nên chân thân, pháp thân của Ngài chưa có đủ nhân duyên hay là chưa có đúng kỳ hạn để Ngài xuống đây, nhưng Ngài đã đưa hóa thân của Ngài xuống trần gian này bằng rất nhiều hình thức và đôi lúc mình gặp mà mình không biết Ngài. Nếu mà quí vị có cuốn sách nói về sự tích đức Phật Di Đà chư vị Bồ Tát và Tổ Sư thì có sự tích rất đầy đủ về Ngài Di Lặc Bồ Tát. Quí vị thấy Ngài vác 1 cái gậy và đeo một cái bị, cái hình ảnh của Ngài luôn luôn có một nụ cười nở trên môi, người nào có buồn, có khó chịu đến đâu mà thấy hình ảnh Ngài cũng cảm thấy dễ chịu liền, bởi vì Ngài cười rất là tươi mà Ngài bước chân đến một cái chùa nào hay bất cứ một cái quán nào thì chỗ đó đều thịnh vượng, đều vui vẻ, đều mua may bán đắt. Thí dụ như chùa Đức Viên mà Ngài đến 1 lần là mình có tiền xây chùa ngay, bởi vì Ngài đến là Ngài mang cái hạnh hoan hỉ tới, đem cái phước đức tới. Có nhiều người có duyên ở với Ngài vài ba ngày mà không biết Ngài là hóa thân của Di Lặc, đợi đến khi Ngài đi rồi thì mới biết Ngài là hóa thân của Đức Di Lặc.

Khi mà chúng ta nói đến Ngài là chúng ta học cái hạnh rằng là trong cuộc sống của chúng ta phải cần có nụ cười cần phải có sự cởi mở và hoan hỉ, khi mà cái nét mặt mình có nụ cười đẹp là cái nét ở trong tâm phải trống rỗng, trong tâm phải đầy lòng thương, trong tâm phải có sự trong sạch rốt ráo mới cười được một cách dễ thương, mà cười là có tiền, cười là có đủ tất cả và cười là có hạnh phúc, nhưng mà nếu trong tâm của mình còn có sự phiền muộn, còn sự cố chấp, còn cái tánh khí bình thường không được lau chùi, thì chỉ là cười gượng mà thôi, hay cười 1 tí là nó tắt thôi, thành ra mình cũng có nụ cười, nhưng là nụ cười không được toàn diện, nụ cười méo mó, nụ cười ngắn ngủi. Do đó khi mình nhìn hình ảnh của Đức Di Lặc mà mình học cái hạnh của Ngài. Cái phương pháp tu tập của Ngài là Ngài tu theo cái phương pháp gọi là „duy thức quán“. Duy thức quán là Ngài xét cái tâm của mình cho cùng tột, mà xét cho cùng tột rồi thì tất cả mọi sự kiện bên ngoài là đều do ở tâm mình mà có. Thường thường mình không xét về cái ý thức của mình, cái tâm thức của mình thì mình nói rằng cái sự vui hay sự buồn do cái người ngoài mang đến, nhưng mà Ngài xét cùng rồi thì Ngài thấy rằng cái vui, cái buồn do cái tâm mình mang tới cho nên Ngài xét cái tâm một cách rốt ráo. Liễu ngộ được cái tâm thành ra không còn dính mắc, không còn khổ não. Ngài tu phương pháp „duy thức quán“, một tí nữa mình sẽ nói.
Năm mới chúng ta có nhiều niềm vui phải không? Bởi vì người nào cũng có sửa soạn của cái năm cũ để đón năm mới, thành ra khi sửa soạn với một ý thức vui là có nụ cười của Đức Di Lặc. Chẳng hạn như có gia đình nhà cũ, sắp Tết thì họ sơn lại và trong khi sơn đó, mình tự sơn thì mình cũng vui vẻ, mình thuê người tới sơn mình cũng trả tiền đàng hoàng, không có thiếu của họ, mình vui vẻ mời họ tới để sơn nhà, đó là cái hạnh hoan hỉ. Chẳng hạn như các cụ và các cô trước khi sửa soạn đón Xuân, thì cũng lau soong, lau nồi, đánh nhà bếp sạch sẽ.- Có không? - Trong khi mình lau soong, lau nồi, đánh nhà bếp, sửa sang phòng ốc thì mình cũng cười hoan hỉ và trong tâm niệm mình cũng rất mừng để đón một ngày Tết sắp tới. Thì khi mình làm mà mình hoan hỉ như vậy đó thì gọi là mình đã có một chút nụ cười của Đức Di Lặc, làm mà vui, làm để đón đợi một cái gì mới mẻ.
Thí dụ như có người cũng phải đi hớt tóc nè há, có bữa sắp Tết Thầy cũng hớt tóc, bây giờ tóc Thầy đã dài, cũng sửa sang đồ cho đẹp. Thầy tu mà cũng làm cho nó đẹp há, cũng phải hớt tóc cho nó sạch sẽ, cạo râu, rồi cũng thay đồ mời nè há. -Đó, thì khi mà mình sửa soạn như vậy với cái tâm hoan hỉ mà không gây tác hại với người nào hết, làm cho trong sạch tâm, cho trong sạch tâm, làm cho mình vui, người bên cạnh vui thỉ đó là nụ cười ảnh hưởng của Đức Di Lặc
Thầy thấy dễ thương nhất là có nhiều người để ý tới bàn thờ của Ông Bà Tổ Tiên và bàn thờ Phật. Sắp đến Tết nhiều khi không có lau mòng hóng, lau chùi gì hết, bụi nó đóng đầy lớp, có bác thì tự tay mình mua dầu để đánh mấy cái chân đèn, cái lư hương, hoặc là sai con bảo cháu nó thay lư hương, thay cát mới, chùi bàn sạch sẽ, rồi treo những câu đối, treo những câu liễng, tượng Phật bụi cũng dính vô thì cũng lau cho sạch sẽ. Thành ra cái mùa Xuân gọi là mùa hoan hỉ, cái gì mình cũng làm cho sạch sẽ, làm cho trở lại mới hết, thì khi mình làm với những ý niệm vui vẻ như vậy gọi là mình đương thực tập về cái hạnh vui của Đức Di Lặc, nhưng mà nếu mình sai con, sai cháu mà thúc nó, nói rằng „Tết sắp đến rồi mà tụi bay còn ngồi đây chơi hả? không chịu lau mấy cái đồ này cho tao“, rồi mình nạt nó, mình  la rầy nó, nó làm mà nó hậm hực, nó không có vui , đó không phải là cái hạnh của Đức Di Lặc, có nghĩa là mình làm mà mình ép uổng, hoặc là mình làm vội vàng cho nên thiếu cái sự tươi mát, thiếu cái tình yêu thương thật sự hiển lộ ra nụ cười, thì như vậy mình đã lau chùi cũng sạch vậy, nhưng mà trong đó cái tâm không có sạch, bên ngoài thấy lau, nhưng cái tâm mình phiền muộn, la rầy, cái tâm mình không có chín chắn, phát lộ cái yêu thương thật sự, thì cái đó gọi là mình không phải làm mới mà làm cho nó cũ thêm, mặc dầu nhà sơn mới, đồ đồng sơn mới, nhà cửa mới hết nhưng cái tâm của mình nó cũ. Thì ra cái triết lý của Đông Phương mình đó là khi mình lau cái gì mới, là cái tâm mình mới, bởi vì mình đang lau cái tâm, vì mình làm cho nó mới mà cái tâm mình hoan hỉ, vui, cởi mở, thương yêu, cái đó gọi là hạnh hoan hỉ.
Cũng nhờ học cái hạnh đó cho nên đầu năm Thầy có nhiều cái không vui, nhưng nhớ tới hạnh của Ngài là vui liền. Bởi vì có một cụ đầu năm mà cụ gọi cái tên Thầy lộn, cụ đặt cái tên mới, thành ra Thầy nghe cái tên đó mà Thầy không vui, nhưng mà Thầy nghĩ rằng, tại sao mình đón Xuân là cái ngày đó kỷ niệm Đức Di Lặc, mà mình là người tu thì mình phải hoan hỉ, tại sao mà người ta đổi lộn cái tên mà mình không vui? Mới nghĩ như vậy cho nên Thầy vui liền. Đầu năm lúc đó Thầy làm lễ Giao Thừa ở trên chùa Từ Quang, lái xe về tu viện Kim Sơn vào lúc 4 giờ, vừa mới về xuống xe thì vô văn phòng để Thầy bỏ mấy cái giấy tờ thì nghe điện thoại reo, tiếng một người lớn tuổi, khoảng 70- 80 tuổi đó hỏi rằng: „có phải tu viện Kim Sơn đó không?.
-Thầy đáp  rằng: „dạ thưa đây là tu viện Kim Sơn, chào Cụ năm mới ạ“
-„ cho tui gặp cái thầy Trật Trệu đi, thầy Trật Trệu đâu rồi?
Thầy là tên Thầy Tịnh Từ mà cụ đó nói là cho tôi gặp thầy Trật Trệu. À, trật trệu là tất nhiên là không có ngay thẳng, làm cái gì nó cũng lôi thôi hết thì gọi là trật trệu.
Thầy nói „thưa cụ đây không có thầy  Trật Trệu ạ
-Cụ nói: „thế cho tôi gặp thầy Trật Tự đi“. Cụ lại đổi thêm một tên mới nữa, từ cái thầy Trật Trệu cụ đổi qua thầy Trật Tự, trật tự là người có kỷ luật, người ăn ngay ở thẳng.
-Thầy nói: „ dạ thưa Cụ ở đây có thầy Tịnh Từ chứ không có thầy Trật Tự ạ
-thì Thịnh Từ và Trật Tự cũng như nhau T T đầu hết, có cái chuyện gì đâu mà đầu năm sửa lưng tui liền vậy?
Thầy nói rằng là: „dạ thưa Cụ, chào Cụ năm mới, vì Cụ gọi mà Thầy mới về nên thành ra Thầy không nhận ra, thưa Cu, Cụ là … ở đâu gọi đó?
-ơ…ơ… có phải Thầy đó không?
-dạ thưa, tui là thầy Tịnh Từ đây, chúc Cụ năm mới
Tui gọi Thầy từ cái chỗ „An Bân Heo“
Ở bên đây có cái chỗ nào là „An Bân Heo“?
Thầy nói: „thưa Cụ, bên đây có cái thành phố nào mà được đặt tên là „An Bân Heo“ dâu?
Ơ… thành phố gì tui mới tới có cái cầu nó dài lắm đó.
Thầy nhận ra, à thì ra  San Mateo « Chữ Sain » thường là chữ anh,  mà « Mateo » là « bân heo ». Thưa cụ ở đó thành phố người ta gọi là San Mateo
Cụ nói « đầu năm mà gọi teo teo không có tốt, tôi nói trại đi mà Thầy còn sửa lại làm chi nghe nó kỳ cục lắm !
Khi Thầy nói chuyện với cụ Thầy thấy vui lắm, nhưng mà lúc đó mình không có thiền, không quán chiếu nên nghe đổi tên đầu năm buồn lắm, phải không ? Cái tên do cha mẹ mình đặt chứ có gì đâu, mà nghe người nào đổi tên, nhất là đổi tên trong ngày mùng 1 nữa thì xui xẻo. Nhưng nếu mà mình nghĩ lại rằng cái tên là một cách gọi thôi, người ta gọi lầm hay người ta gọi không có đúng, nhưng người ta gọi cố ý thăm mình thì đó là cái điều tốt. Cái nội dung mới là quí, còn cái hình thức, cái tên gọi có sai một chút đừng có buồn.
  
(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét