Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

ĐẦU NĂM ĐI CHÙA ĐÚNG CHÁNH PHÁP - Phần I

"Những chuyện vào chùa, cúng chút tiền lẻ, hoặc một nén hương, hay một ni chuối, một ít trái cây, một chút chè xôi, ôi thôi khấn vái, xin xỏ đủ điều, nhiều khi hái lộc, tay lắc ống xăm, mong được quẻ tốt, tình duyên gia đạo, thảy đều cát tường..."


Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Theo thông lệ xưa, cứ vào dịp Tết, Nguyên Đán hằng năm, nhiều người Phật Tử, cũng như mọi người, không phải Phật Tử, thường hay đi chùa, lễ Phật đầu năm, hái lộc đầu xuân, thắp hương khấn vái, cầu nguyện chư Phật, chư vị Bồ Tát, tổ tiên ông bà, phù hộ độ trì, năm mới trọn lành, bình yên vô sự, tai qua nạn khỏi, vạn sự kiết tường, muôn sự hanh thông, mọi việc như ý. 
Đó là truyền thống, tín ngưỡng lâu đời, chúng ta giữ gìn, từ thế hệ này, sang thế hệ khác, từ ở trong nước, ra đến hải ngoại. Bất cứ nơi nào, người Việt sinh sống, trước hay là sau, sớm hay là muộn, cũng có cảnh chùa, cũng có tu viện.

Phật đường Thiền đường, tịnh thất thiền thất, đạo tràng tu học, dựng lên phát triển, công sức bá tánh, tịnh tâm tịnh tài, để cho mọi người, có nơi lễ Phật, có nơi tạo phước, có nơi tưởng niệm, tổ tiên ông bà, phát huy văn hóa, có nơi tĩnh tâm, sau những tháng ngày, đấu tranh tranh đấu, kiếm sống vất vã.
Trong suốt cuộc đời, đầy dẫy khó khăn, những sự bất trắc, việc bất như ý, căng thẳng muộn phiền, hệ lụy trầm kha, mất mát vật chất, cũng như tinh thần, thăng trầm sóng gió, quan trọng nhứt là: có nơi tu học, thực hành Chánh Pháp, để đạt mục đích, giác ngộ giải thoát, dứt trừ những chuyện, phiền não khổ đau, thoát ly sanh tử, luân hồi nhiều kiếp. Tuy nhiên nên biết, con người đạt được, cuộc đời bình an, như lời cầu nguyện, hay không đạt được, chuyện đó không tùy, các đấng thiêng liêng, các vị thần linh, ngọc hoàng thượng đế, bất cứ vị nào. Tại sao như vậy? 

 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhKMTYj9lIZ49y39iZGdTWjMMrHtlRuN9qBC6HyD1OBlzEClk-gfE7OnPmaF3k6_-5qYWeUTwAiVnNmCxINX9-mxcISH8pPA2eFiZSEjo15IAcm37eFIP9NU2qrNDQA74jwhyJ-26N4Cw78/s1600/tuyentapxuan-162-006.jpg
                              Ảnh mang tính minh hoạ (Nguồn:http://4.bp.blogspot.com)
Bởi vì sự thực, thánh thần thiên địa, các vị thiêng liêng, nếu là các bậc, chí công vô tư, bất tùy phân biệt, không bao giờ làm, các chuyện bất công, thiên vị kỳ thị, ban cho con người, những điều van xin, cầu nguyện khấn vái, dù là thành khẩn, đến mức độ nào, nếu như người đó, không đáng được nhận, chẳng đáng được hưởng, mà lại không ban, cho bao người khác, xứng đáng hơn nhiều! Thực ra cần biết, tất cả những chuyện, vui buồn sướng khổ, hỷ nộ ái ố, những bước thăng trầm, của cuộc đời này, đều tùy thuộc vào, nghiệp duyên mỗi người, đều tùy thuộc vào, phước báu mỗi người, tạo được từ trước, cho đến giờ này.

Chẳng hạn như là: người nhiều phước báu, cuộc đời của họ, gặp nhiều may mắn, gặp đủ thuận duyên, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, thường gặp người hiền, thiện hữu tri thức, cầu gì cũng được, ít sóng gió hơn, ít phiền não hơn, ít cay đắng hơn, ít ưu tư hơn, ít khổ sở hơn, ít gặp người xấu, ít gặp hiểm nghèo, dù họ đang sống, bất cứ cảnh nào, bất cứ nơi nào, cũng vậy mà thôi.

Trái lại trên đời, những người kém phước, thường gặp xui xẻo, gặp sự hiểm nghèo, thiên tai địa tai, thủy tai hỏa tai, gặp người bất thiện, tổn hữu ác đảng, sa vào nghịch cảnh, sóng gió thường xuyên, khổ sở triền miên, cầu gì chẳng được, làm gì chẳng nên, gia đạo ly tan, tán gia bại sản, người thân gặp nạn, tai họa liên miên. 

Những người ít phước, lao đao lận đận, khốn khổ như vậy, bởi vì không biết, tu nhân tích đức, không chịu chăm lo, tu tâm dưỡng tánh, dù người tuổi già, hay là tuổi trẻ, lại còn tiếp tục, tạo tội tạo nghiệp, tranh chấp hơn thua, mua gian bán lận, bận tâm suy nghĩ, những chuyện vu khống, đặt điều cáo gian, khiến người lầm than, thất điên bát đảo, hại người lương thiện, đòi tiền bồi thường, vài ba triệu bạc, giựt hụi quịt nợ, làm ăn bất chánh, lường người gạt bạn, xúi giục mẹ cha, thưa kiện người ta, tán gia bại sản, thân bại danh liệt, sống dở chết dở, thiệt là tội nghiệp!

Bởi vậy cho nên, nhân dịp năm hết, tết đến hằng năm, chúng ta cùng nhau, xét lại cái chuyện, đi chùa đầu năm, hay vào dịp khác, làm sao thực hiện, cho đúng chánh pháp, làm sao cho được, ích lợi thực tế, có thể giúp đỡ, cuộc đời hiện tại, tất cả chúng ta, chuyển hóa tốt đẹp, được may mắn hơn, được an lạc hơn, được hạnh phúc hơn, gặp được thiện nhơn, chỉ đường dẫn lối. 
Tìm thấy chánh đạo, biết cách tu tập, theo đúng chánh pháp, tu tâm dưỡng tánh, tránh cảnh chen lấn, giành giựt hái lộc, đi chùa đầu năm, giựt cho bằng được, trái cam trái quít, cành hoa nén hương, để đem về nhà, gọi là lấy hên, đồng thời tránh được, thất vọng não nề, ngay khi nhận ra, những người đi chùa, cũng không khác gì, những người ngoài đời, nhiều khi tệ hại, và nguy hiểm hơn, cũng như tránh được, thất vọng nãn lòng, khi lời cầu nguyện, không được đáp ứng, linh nghiệm như ý, và tránh được cảnh, mê tín dị đoan, tiền mất tật mang, bởi vì tin tưởng, ông bà thầy bói, nói bậy nói bạ, phong thủy địa lý, hý ngôn đủ thứ, tự nhận bừa bải, linh nghiệm như thần, trúng trăm phần trăm, vân vân và vân vân. 
              https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhn2xkcsQPgYBFy9oAYQV3ZYf7wKPkqONfDRb2MPgI5jwjGy_L0Ezz4JbXJu_F3KAgrIXtGPiMM7-JEpOG0tvWnhVoumjNj_HagWiJSj83eQhSAz3Ze2elu6WxrzNmYJPzGTqL8dE9qCGm4/s1600/tuyentapxuan-162-008.jpg                 
 Ảnh mang tính minh hoạ (Nguồn:http://4.bp.blogspot.com)           

Trước hết cần biết, quan niệm đi chùa, không đúng Chánh Pháp, là như thế nào, nhưng có rất nhiều, Phật Tử cũng như, không phải Phật Tử, hằng năm hằng tháng, vẫn cứ đi chùa, theo như cách đó. Theo như tín ngưỡng, ở trong dân gian, người ta đi chùa, van xin khấn vái, xin xăm xin keo, xem bói xem tướng, xem ngày tốt xấu, quan hôn tang tế, cầu cơ điểm nhãn, lên đồng lên cốt, đốt hình nhân giấy, đốt giấy vàng bạc, đô la mỹ kim, xe hơi nhà lầu, cầu khẩn thần linh, thỉnh bùa buôn bán, tình duyên gia đạo, thỉnh tượng thần tài, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Những việc làm này, không thuộc phạm vi, Phật giáo thuần túy, nhưng đã từ lâu, trộn lẫn vào trong, sinh hoạt chùa chiền, tạo nhiều ưu phiền, tạo nhiều nghi kỵ , xa rời Chánh Pháp, lạc sang tà đạo, cần phải chỉnh đốn. 

Trong suốt cuộc đời, năm nào cũng vậy, chúng ta cũng gặp, những chuyện may mắn, vừa ý vui vẻ, cùng với những chuyện, kém may không tốt, khó chịu buồn phiền! Ngay cả cuộc đời, các bậc thánh nhân, các vị giáo chủ, trên thế gian này, cũng không ngoại lệ, có người tán tụng, tung hô khen ngợi, bái phục qui ngưỡng, đồng thời cũng không, tránh khỏi rắc rối, phỉ báng mạ lỵ , vu khống cáo gian. Thậm chí có vị, bị bắt bỏ tù, hay bị xử chết, một cách thê thảm! Tại sao như vậy? Bởi vì thực ra, đã là người ta, dù là thánh nhân, bậc đại tu hành, hay đã đắc đạo, tất cả đều không, ra ngoài nhân quả.

Nói một cách khác, tất cả mọi người, gây tạo nghiệp nhân, do thân khẩu ý, tốt có xấu có, thiện có ác có, lành có dữ có, hiền có hung có, trong vô lượng kiếp, hay trong kiếp này, nếu biết ăn năn, sám hối phát nguyện, tu tâm dưỡng tánh, giác ngộ chánh đạo, giải thoát luân hồi. Tuy nhiên vẫn phải, cam lòng đền trả, nghiệp quả đã gieo, mình làm mình chịu, thế mới công bằng, chí công vô tư, bất tùy phân biệt, chứ đừng lập đàn, cầu được bình an, bằng cách vái van, van xin cầu khẩn, uổng công vô ích, đó là quịt nợ! Khi nào nghiệp quả, còn gọi nghiệp báo, hay là quả báo, đến ngày phải trả, dù là thánh nhân, dù là giáo chủ, giáo phẩm chức sắc, quyền cao chức trọng, giàu sang danh vọng, chí đến thứ dân, bần cùng cố nông, cũng không tránh khỏi!

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
Dù trốn lên non,
xuống biển vào hang,
nghiệp báo đã mang,
không ai tránh được.

Người trên thế gian, thường hay nói rằng: "hễ trời kêu ai, thì người ấy dạ!", hoặc là có câu: "lưới trời tuy thưa, mà chưa ai lọt", chính là nghĩa đó.

Những chuyện vào chùa, cúng chút tiền lẻ, hoặc một nén hương, hay một ni chuối, một ít trái cây, một chút chè xôi, ôi thôi khấn vái, xin xỏ đủ điều, nhiều khi hái lộc, tay lắc ống xăm, mong được quẻ tốt, tình duyên gia đạo, thảy đều cát tường, thường muốn quẻ thượng, cầu khẩn van xin, khấn vái thần linh, cầu cho trúng số, cầu cho thắng kiện, cầu cho hơn người, đấu tranh thắng lợi, cửu huyền thất tổ, đều được siêu thăng, nội ngoại hai bên, ông bà cha mẹ, con cháu trong nhà, bình yên vô sự, sung sướng tấm thân, sức khỏe dồi dào, tai qua nạn khỏi, thi đâu đậu đó, được làm quan to, giàu sang phú quí. Đem tượng thần tài, vào chùa điểm nhãn, cho được linh hiển, phù hộ làm ăn, buôn may bán đắt, một vốn bốn lời, nhứt bổn vạn lợi, là những việc làm, biểu tượng tâm tham, vô bờ vô bến, thỏa mãn tâm sân, như hỏa diệm sơn, tràn ngập tâm si, vô minh muôn thuở! Tham sân si là, cội nguồn sanh tử, cần phải dứt trừ, chính nghĩa đó vậy.
(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét