Tác giả: Diệu Không Đại Sư (Giang Đô Trịnh Vi Am)
Dịch giả: Sa Môn Thích Tịnh Lạc
Dịch giả: Sa Môn Thích Tịnh Lạc
11. CHỖ NÀO CŨNG NIỆM PHẬT ÐƯỢC
Không luận chỗ sạch hay chăng, hoặc chỗ vắng vẻ hay chỗ chộn rộn, chỗ vừa dạ hoặc nơi thất ý, chỉ “Hồi quang phản chiếu” [7] và suy nghĩ: những cảnh thế này ta đã gặp hơn trăm ngàn muôn ức lần, từ nhiều kiếp đến giờ; chỉ có việc “niệm Phật vãng sanh” là ta chưa có thể thực hành trọn vẹn được, nên vẫn còn bị trong vòng lẩn quẩn luân hồi. Giờ đây ta cũng chẳng quản niệm được cùng chăng, chỉ thề giữ chặt “tâm niệm Phật’ này, dầu chết cũng không để dứt “niệm đầu” [8]. Tại sao? Bởi niệm đầu mà để một phút gián đoạn , thời tất cả thiện, ác, vô ký [9] bao nhiêu tạp niệm lại sanh. Vì lẽ đó, nên dù lúc đi đại, tiểu tiện hay sản phụ lúc lâm bồn, chỉ chăm chú việc niệm Phật, càng khổ càng niệm, càng đau càng niệm nhiều hơn, như con thơ gọi mẹ, không sợ mẹ hiềm giận, nếu sợ mẹ giận mà không gọi nữa, ắt đứa trẻ sẽ bị sa chân vào hầm phẩn nhơ nhớp, vì những sự dại dột do nó gây nên. Như thế chỉ có chết mất đi mà không làm sao được gặp mẹ.
Lời phụ giải: Thế thường, có người không hiểu cho rằng: vào chỗ nhơ như nhà xí v.v... mà niệm Phật sẽ có tội. Nhưng trong pháp môn niệm Phật thì không phải vậy. Vì câu niệm Phật lúc nào cũng phải ngự trị trong tâm hồn ta; nếu vì lúc ăn, khi đi cầu v.v... mà để dứt, thì tức nhiên tạp niệm sẽ xen vào, mà hễ tạp niệm xen vào được, niệm này sanh niệm khác, nối luôn không dứt, tránh sao khỏi điều tội lỗi, và tránh sao thoát nẻo sanh tử luân hồi.
Chúng ta giờ đây, chưa có thể nhứt thiết thời niệm Phật, nên phiền não niệm xen vào, biết bao điều phiền phức, đau khổ, nhọc nhằn; vậy thời chúng ta hãy cố gắng tập nhiều, tập mãi câu niệm Phật, hễ bận việc thời thôi. bằng hễ rảnh là ta niệm Phật. Không có gì tự nhiên mà được, phải đòi hỏi nhiều cố gắng, nhiều nổ lực, vậy sau mới thành công. Bao nhiêu việc đời sẽ làm ta phiền lụy, muốn tránh bao phiền lụy không chi hơn luôn giữ câu niệm Phật.
Ðức Phật như bà mẹ hiền thương con dại, không có bà mẹ nào là không thương con. Thế nên, ta một lòng tưởng nhớ, tha thiết kêu cầu Ðức Phật sẽ thương mà hiện cứu. Phật không bao giờ bỏ và cũng không bao giờ có giận hờn vì hễ còn giận hờn ắt chưa thể thành Phật, cũng như không có đức Phật, Bồ tát nào mà thiếu lòng từ bi cả.
Xin hãy gắng niệm, đừng khinh mà coi thường.
12. NIỆM PHẬT CÓ ÐỊNH THỜI HAY KHÔNG
Trong pháp thứ mười một, không có định thời, nếu vậy sẽ ít người làm được. Bài này phương tiện nói có định thời là: sớm, tối hai thời, hoạch định thường khóa, từ nay đến suốt đời, không thêm, không bớt, ngoài ra trong suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, có thể niệm được một câu, thì nên niệm một câu, có thể niệm được nhiều câu, thì nên niệm nhiều câu, bất luận niệm lớn hay nhỏ.
Cổ nhơn có bảo:
Ít nói một câu tạp
Nhiều niệm một câu Phật
Ðẹp đẽ biết bao nhiêu!
Lời phụ giải: Vì sợ có nhiều vị, không thể lúc nào cũng giữ câu niệm Phật được (bởi quá bận kế mưu sinh) nên phải phương tiện định thời. Thế là ai cũng có thể tu Tịnh độ pháp môn được. Nhưng điều cốt yếu: khi đã định thời, thì phải cố gìn, đừng để sai siển, dù lúc bịnh hoạn hay đau khổ.
Tuy nhiên, hễ khi nào rảnh rỗi là ta phải nhớ ngay câu niệm Phật.
Ðánh đổi chúng sinh niệm bằng Phật niệm, tuy không được cao siêu nhưng là một phương tiện hiếm có để chuyển mê thành giác vậy.
13. CÓ ÐỐI TRƯỚC TƯỢNG HAY KHÔNG TRONG KHI NIỆM PHẬT?
Lúc đối trước tượng Phật, phải cho tượng này là thật Phật, không cần câu chấp một phương hướng nào, chẳng luận một thân nào trong ba thân của Phật [10], chỉ tự nghĩ: Ta chỉ nhứt tâm, tâm chỉ nhứt Phật, mắt nhìn tượng Phật, tâm niệm danh Phật, thật hết sức thành kính, mà hết sức thành kính tất được linh cảm.
Lúc không có tượng Phật, nên ngồi ngay ngắn xoay mặt về phương Tây, lúc khởi tâm động niệm, nên niệm tưởng hào quang của đức Phật A Di Ðà trụ trên đỉnh đầu ta, mỗi niệm, mỗi câu, tự chẳng để rơi vào khoảng không, hắc nghiệp cũng có thể tiêu diệt. [11]
Lời phụ giải: Người sơ cơ chưa có thể quán tự tâm tức Phật, thế nên phương tiện đối trước Phật tượng cho dễ xúc cảnh sanh tâm, nhưng điều cần thiết là phải hết sức thành kính vì hễ có cảm mới có ứng được
Bài này dạy rõ, khỏi phải bàn luận dài dòng, hành giả nên coi kỹ và theo như thế, tội nghiệp sẽ được tiêu trừ, Phật tâm tự hiện.
14. NIỆM PHẬT TRONG LÚC BẬN RỘN
Nếu niệm được một câu, thì nên niệm một câu, có thể niệm 10 câu, thì nên niệm 10 câu; chỉ làm sao trong 100 điều bận rộn có được trong khoảnh khắc một chút rảnh rang liền buông bỏ thân tâm [12] sáng suốt tụng trì.
Ngài Bạch Lạc Thiên có bài thi rằng:
Ði niệm A Di Ðà
Ngồi niệm A Di Ðà
Ví dù bận rộn như tên
A Di Ðà Phật niệm lên thường thường.
Người xưa dụng tâm như thế, thật không thể chê được!
Lời phụ giải: Có người quá bận rộn với mực sống, có rảnh đâu nhiều mà niệm Phật; tuy nhiên trong trăm việc bận, chắc cũng có chút thì giờ rảnh, hể rảnh thì niệm Phật, đừng để trí phải nghĩ tưởng vẩn vơ, khổ sầu vô ích. Việc đời chuyện đâu bỏ đó, đeo đẳn làm gì thêm mệt, để thì giờ niệm Phật cho khỏe trí còn hơn không? Có nhiều người để phí bao nhiêu thì giờ tán gẩu những chuyện đâu đâu, chỉ chuốc lấy bao nhiêu điều phiền lụy, do vài câu bất ý trong lúc vui miệng, cũng đủ gây cho lòng những mối lo âu, khổ sở, hay chác cho thân những đau đớn lụy phiền!
15. LÚC NHÀN RỖI NÊN NIỆM PHẬT
Trong đời có nhiều kẻ quá ư khốn khổ, muốn chút rảnh cũng không sao có được, nên không thể tu hành. Nay ta được rảnh rang, lại nghe biết được pháp niệm Phật này, cần phải gắng gổ, tương tục thúc liễm thân tâm, chuyên trì Phật niệm; như thế mới không uổng phí tấc bóng quang âm. Nếu để tâm niệm buông trôi, không làm được việc gì, luống tiêu bao ngày tháng, cô phụ bốn ân, một mai vô thường thoạt đến, sẽ lấy gì để chống cự đây?
Lời phụ giải: Có người cầu được chút rảnh rang để niệm Phật còn không có, ta nay duyên đời không bận buộc, vậy đừng nên bê trễ nữa, hãy cố gắng niệm Phật, đừng để ngày lại, ngày qua, rồi già, rồi chết, đến khi bây giờ dù muốn rảnh được một chút, sống thêm một giờ để niệm Phật cũng không được. Thật tiếc lắm thay!
Không luận chỗ sạch hay chăng, hoặc chỗ vắng vẻ hay chỗ chộn rộn, chỗ vừa dạ hoặc nơi thất ý, chỉ “Hồi quang phản chiếu” [7] và suy nghĩ: những cảnh thế này ta đã gặp hơn trăm ngàn muôn ức lần, từ nhiều kiếp đến giờ; chỉ có việc “niệm Phật vãng sanh” là ta chưa có thể thực hành trọn vẹn được, nên vẫn còn bị trong vòng lẩn quẩn luân hồi. Giờ đây ta cũng chẳng quản niệm được cùng chăng, chỉ thề giữ chặt “tâm niệm Phật’ này, dầu chết cũng không để dứt “niệm đầu” [8]. Tại sao? Bởi niệm đầu mà để một phút gián đoạn , thời tất cả thiện, ác, vô ký [9] bao nhiêu tạp niệm lại sanh. Vì lẽ đó, nên dù lúc đi đại, tiểu tiện hay sản phụ lúc lâm bồn, chỉ chăm chú việc niệm Phật, càng khổ càng niệm, càng đau càng niệm nhiều hơn, như con thơ gọi mẹ, không sợ mẹ hiềm giận, nếu sợ mẹ giận mà không gọi nữa, ắt đứa trẻ sẽ bị sa chân vào hầm phẩn nhơ nhớp, vì những sự dại dột do nó gây nên. Như thế chỉ có chết mất đi mà không làm sao được gặp mẹ.
Lời phụ giải: Thế thường, có người không hiểu cho rằng: vào chỗ nhơ như nhà xí v.v... mà niệm Phật sẽ có tội. Nhưng trong pháp môn niệm Phật thì không phải vậy. Vì câu niệm Phật lúc nào cũng phải ngự trị trong tâm hồn ta; nếu vì lúc ăn, khi đi cầu v.v... mà để dứt, thì tức nhiên tạp niệm sẽ xen vào, mà hễ tạp niệm xen vào được, niệm này sanh niệm khác, nối luôn không dứt, tránh sao khỏi điều tội lỗi, và tránh sao thoát nẻo sanh tử luân hồi.
Chúng ta giờ đây, chưa có thể nhứt thiết thời niệm Phật, nên phiền não niệm xen vào, biết bao điều phiền phức, đau khổ, nhọc nhằn; vậy thời chúng ta hãy cố gắng tập nhiều, tập mãi câu niệm Phật, hễ bận việc thời thôi. bằng hễ rảnh là ta niệm Phật. Không có gì tự nhiên mà được, phải đòi hỏi nhiều cố gắng, nhiều nổ lực, vậy sau mới thành công. Bao nhiêu việc đời sẽ làm ta phiền lụy, muốn tránh bao phiền lụy không chi hơn luôn giữ câu niệm Phật.
Ðức Phật như bà mẹ hiền thương con dại, không có bà mẹ nào là không thương con. Thế nên, ta một lòng tưởng nhớ, tha thiết kêu cầu Ðức Phật sẽ thương mà hiện cứu. Phật không bao giờ bỏ và cũng không bao giờ có giận hờn vì hễ còn giận hờn ắt chưa thể thành Phật, cũng như không có đức Phật, Bồ tát nào mà thiếu lòng từ bi cả.
Xin hãy gắng niệm, đừng khinh mà coi thường.
12. NIỆM PHẬT CÓ ÐỊNH THỜI HAY KHÔNG
Trong pháp thứ mười một, không có định thời, nếu vậy sẽ ít người làm được. Bài này phương tiện nói có định thời là: sớm, tối hai thời, hoạch định thường khóa, từ nay đến suốt đời, không thêm, không bớt, ngoài ra trong suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, có thể niệm được một câu, thì nên niệm một câu, có thể niệm được nhiều câu, thì nên niệm nhiều câu, bất luận niệm lớn hay nhỏ.
Cổ nhơn có bảo:
Ít nói một câu tạp
Nhiều niệm một câu Phật
Ðẹp đẽ biết bao nhiêu!
Lời phụ giải: Vì sợ có nhiều vị, không thể lúc nào cũng giữ câu niệm Phật được (bởi quá bận kế mưu sinh) nên phải phương tiện định thời. Thế là ai cũng có thể tu Tịnh độ pháp môn được. Nhưng điều cốt yếu: khi đã định thời, thì phải cố gìn, đừng để sai siển, dù lúc bịnh hoạn hay đau khổ.
Tuy nhiên, hễ khi nào rảnh rỗi là ta phải nhớ ngay câu niệm Phật.
Ðánh đổi chúng sinh niệm bằng Phật niệm, tuy không được cao siêu nhưng là một phương tiện hiếm có để chuyển mê thành giác vậy.
13. CÓ ÐỐI TRƯỚC TƯỢNG HAY KHÔNG TRONG KHI NIỆM PHẬT?
Lúc đối trước tượng Phật, phải cho tượng này là thật Phật, không cần câu chấp một phương hướng nào, chẳng luận một thân nào trong ba thân của Phật [10], chỉ tự nghĩ: Ta chỉ nhứt tâm, tâm chỉ nhứt Phật, mắt nhìn tượng Phật, tâm niệm danh Phật, thật hết sức thành kính, mà hết sức thành kính tất được linh cảm.
Lúc không có tượng Phật, nên ngồi ngay ngắn xoay mặt về phương Tây, lúc khởi tâm động niệm, nên niệm tưởng hào quang của đức Phật A Di Ðà trụ trên đỉnh đầu ta, mỗi niệm, mỗi câu, tự chẳng để rơi vào khoảng không, hắc nghiệp cũng có thể tiêu diệt. [11]
Lời phụ giải: Người sơ cơ chưa có thể quán tự tâm tức Phật, thế nên phương tiện đối trước Phật tượng cho dễ xúc cảnh sanh tâm, nhưng điều cần thiết là phải hết sức thành kính vì hễ có cảm mới có ứng được
Bài này dạy rõ, khỏi phải bàn luận dài dòng, hành giả nên coi kỹ và theo như thế, tội nghiệp sẽ được tiêu trừ, Phật tâm tự hiện.
14. NIỆM PHẬT TRONG LÚC BẬN RỘN
Nếu niệm được một câu, thì nên niệm một câu, có thể niệm 10 câu, thì nên niệm 10 câu; chỉ làm sao trong 100 điều bận rộn có được trong khoảnh khắc một chút rảnh rang liền buông bỏ thân tâm [12] sáng suốt tụng trì.
Ngài Bạch Lạc Thiên có bài thi rằng:
Ði niệm A Di Ðà
Ngồi niệm A Di Ðà
Ví dù bận rộn như tên
A Di Ðà Phật niệm lên thường thường.
Người xưa dụng tâm như thế, thật không thể chê được!
Lời phụ giải: Có người quá bận rộn với mực sống, có rảnh đâu nhiều mà niệm Phật; tuy nhiên trong trăm việc bận, chắc cũng có chút thì giờ rảnh, hể rảnh thì niệm Phật, đừng để trí phải nghĩ tưởng vẩn vơ, khổ sầu vô ích. Việc đời chuyện đâu bỏ đó, đeo đẳn làm gì thêm mệt, để thì giờ niệm Phật cho khỏe trí còn hơn không? Có nhiều người để phí bao nhiêu thì giờ tán gẩu những chuyện đâu đâu, chỉ chuốc lấy bao nhiêu điều phiền lụy, do vài câu bất ý trong lúc vui miệng, cũng đủ gây cho lòng những mối lo âu, khổ sở, hay chác cho thân những đau đớn lụy phiền!
15. LÚC NHÀN RỖI NÊN NIỆM PHẬT
Trong đời có nhiều kẻ quá ư khốn khổ, muốn chút rảnh cũng không sao có được, nên không thể tu hành. Nay ta được rảnh rang, lại nghe biết được pháp niệm Phật này, cần phải gắng gổ, tương tục thúc liễm thân tâm, chuyên trì Phật niệm; như thế mới không uổng phí tấc bóng quang âm. Nếu để tâm niệm buông trôi, không làm được việc gì, luống tiêu bao ngày tháng, cô phụ bốn ân, một mai vô thường thoạt đến, sẽ lấy gì để chống cự đây?
Lời phụ giải: Có người cầu được chút rảnh rang để niệm Phật còn không có, ta nay duyên đời không bận buộc, vậy đừng nên bê trễ nữa, hãy cố gắng niệm Phật, đừng để ngày lại, ngày qua, rồi già, rồi chết, đến khi bây giờ dù muốn rảnh được một chút, sống thêm một giờ để niệm Phật cũng không được. Thật tiếc lắm thay!
16. NGƯỜI SANG GIÀU PHẢI NÊN NIỆM PHẬT
Phước đức của đời này đều từ việc tu hành kiếp trước. Những gì tôn quí vinh huê, quá nữa là các bực cao tăng chuyển thế. Nhưng tuy có vinh huê mà không được trường cửu, nếu lại tạo điều nghiệp chướng ắt khó thoát khỏi biển trầm luân. Vậy nên các ngài phải tự suy nghĩ: những gì ta có thể mang theo được khi nhắm mắt? Ấy là công đức niệm Phật. Cũng như thuyền đi nhờ nước. Thế nên, hoặc lập thất niệm Phật, hoặc mời chư tăng hướng dẫn mình niệm Phật, in khắc kinh sách Tịnh độ, hoặc đặt tượng Phật A Di Ðà để chiêm ngưỡng mà niệm, việc làm tuy ít, nhưng phải dụng công cho nhiều, lại phải chí quyết vãng sanh, đó là con đường tu hành của tất cả mọi người, chẳng luận giàu, nghèo, sang, hèn. Làm vị sứ giả của ngôi Pháp vương [13] còn gì tôn quý hơn!
Lời phụ giải: Vạn ban tương bất khứ, duy hữu nghiệp tùy thân, dù ta có nhờ phước đức đã gieo trồng đời trước, hưởng được phú quí vinh huê, song chỉ hưởng tạm mà thôi, khi ba tấc hơi dứt mọi việc buông xuôi, chỉ nắm hai bàn tay trắng. Vậy thì ta có nên bám víu những cái giả ảnh ấy chăng? Chúng ta chắc đã ý thức rõ ràng điều đó. Thế thì chúng ta phải kíp lập thành tích niệm Phật ngay và thật hết lòng cố gắng như chúng ta đã cố gắng lo làm giàu vậy. Người vô trí cho giả là thật, nên chạy theo những cảnh tướng, danh sắc phù phiếm bề ngoài, có được chút vui, song chỉ là cái vui tạm bợ trong chốc lát. Kiếp người chóng tàn, thân người chóng diệt, chỉ có đạo đức thường còn, chân thật, không có những ồ ạt bên ngoài, không có cái vui chốc lát. Xem như Ngài Khổng Tử còn bảo: “Ăn cơm nguội, uống nước lạnh, co tay mà gối đầu cũng có điều vui ở trong vậy!” Cái vui đó mới là cái vui của người trí.
17. KẺ NGHÈO HÈN CŨNG NÊN NIỆM PHẬT
Than ôi! Có kẻ đã đem thân làm nô lệ, bị người khác sai sử, vất vả, khổ sở, mà không cầu mong thoát khỏi, thì về sau càng khổ hơn.
Nên biết bốn chữ Hồng danh chẳng luận sang, hèn, giàu, nghèo, trẻ, già, trai, gái, chỉ cần mỗi ngày vào lúc sáng sớm chí tâm xây mặt về phương Tây, niệm 10 câu danh hiệu Phật, không xen, không dứt, để cầu sanh Cực Lạc, thì hiện đời sẽ được hưởng nhiều lợi ích, khi thác tự được vãng sanh. Ðức Phật A Di Ðà thiệt là chiếc thuyền cứu mạng cho mọi người trong biển khổ vậy.
Lời phụ giải: Ở đời, đâu có ai nghèo đến nỗi không có thân, tâm? Vậy ta nên đem thân, tâm sẵn có đó niệm Phật. Trong kinh Hiền Ngu Nhơn Duyên có đoạn: Tôn giả Ca Chiên Diên độ bà già ở mướn, bán cái nghèo bằng phương pháp Niệm Phật, bà đã đạt kết quả. Vậy chúng ta nên bắt chước bà già ấy bán quách cái nghèo đi cho rảnh, đeo đẳng làm gì thêm khổ? Khổ mà biết là khổ để tìm phương pháp thoát ly ấy là kẻ trí. Khổ mà vẫn không biết là khổ, lại còn cho cái khổ là vui, thì thiệt hết chỗ nói!
18. TỊNH TẾ NIỆM PHẬT
Ðã là người có trí huệ thì đừng để bị mê hoặc, cần phải hết sức tịnh tế niệm Phật để cho trí huệ được thêm kiên cố.
Phải biết, người trí niệm Phật thì thiên hạ sẽ có rất nhiều người niệm Phật.Người trí niệm Phật thời những kẻ tu hành theo ngoại đạo sẽ dễ trở về chánh đạo. Tại sao? Vì tiếng tăm của người trí có thể mở lòng dạ họ, vì có tác dụng trí của người trí cứu rổi họ.
Lời phụ giải: Việc làm của người trí sẽ mang đến một ảnh hưởng tốt đẹp và hữu ích cho kẻ thấp hay thiếu trí, trong trường hợp việc làm ấy với ý nghiệp lành. Vậy nên người trí phải tỏ ra xứng đáng sự tin tưởng của mọi người, đừng nên để những việc ngu hèn, những thị dục thấp kém gạt gẫm.
Một người có quyền thế tu niệm, sẽ có ảnh hưởng thật tốt đẹp đến những kẻ chung quanh. Nhờ sự khôn khéo, sáng suốt, cộng vào đó sự tin tưởng mãnh liệt của người lân cận, mà người trí khả dĩ làm được những chuyện to tát có ảnh hưởng đến thế đạo nhơn tâm. Làm một mà kết quả được nhiều, đó là điều của nhiều người mong muốn. Ấy thế mà nhiều kẻ có thể làm được lại không chịu làm, hay làm cho lấy có thì thật đáng tiếc rẻ lắm thay!
19. LÃO THẬT NIỆM PHẬT
Ðã không cầu danh lợi, cũng không khoe tài năng, chắc thật tu hành thật là rất khó có người làm được.
Tổ sư dạy: Về phương diện tham thiền, bởi tìm một người si độn cũng không có. Nay người niệm Phật chính lo mình không được si độn mà thôi. Hai chữ Lão Thật là một đại lộ thẳng tắp đưa người sang Tây phương vậy. Tại sao? Vì hai chữ Lão Thật là ngoài bốn chữ A Di Ðà Phật không thêm một mảy may vọng tưởng nào.
Lời phụ giải: Người nhứt tâm niệm Phật, không duyên ngoại cảnh, lòng không chao động trước bất cứ một khuấy rối nào, coi như tất cả không có gì dính líu đến mình, con người ấy bề ngoài hình như kẻ ngây ngô, si độn lắm, nhưng trái lại thật là sáng suốt, thật là thanh tịnh đó. Người như thế thật không phải dễ kiếm! Phương chi, trong pháp môn niệm Phật có câu: Niệm bất nhứt bất sanh Tịnh độ. Mà hễ niệm nhứt thì muôn duyên buông bỏ, chuyên ròng câu niệm Phật. Lòng ta niệm Phật cùng lòng Phật tương ưng. Tây phương không lìa đương niệm, không cần đoán xa xét rộng chi cả mà Phật cảnh vẫn hiện tiền. Hy hữu thay Pháp môn Tịnh độ!
20. ÐƯỢC ÐIỀU VUI MỪNG, NHỚ NIỆM PHẬT
Hoặc nhơn nơi người mà vui, hoặc nhơn nơi việc mà mừng, mối manh tuy nhỏ nhít, nhưng đều là những cảnh vui vẻ của kiếp người. Song phải biết cái vui đó nó hư huyễn không thật, không thể còn lâu, vậy nên nương nơi giây phút tươi vui đó, xoay tâm niệm Phật, thời ắt được nhờ ánh hào quang của Phật, trong thuận cảnh ấy bỏ dứt đi ít nhiều ác niệm, những điều tốt đẹp liên miên, như ý tu hành, mãi đến lúc mạnh chung sẽ được vãng sanh Cực Lạc, há chẳng vui mừng lắm sao!
Lời phụ giải: Kiếp sống của ta vui ít khổ nhiều, có vui chăng chỉ là cái vui tạm bợ, chốc lát qua đi, nhường chỗ cho điều đau khổ dày vò con người. Vậy thì cái vui có bền bĩ gì mà ta lại tự hào hay níu nắm nó.
Những điều vui vẻ đáng cho ta ưa thích, vì nó chơn thật, thường còn ấy là cái vui thanh tịnh của tự tâm. Cảnh Cực Lạc của Phật A Di Ðà sẵn sàng đón tiếp những con người tự tâm được thanh tịnh. Về được đó rồi còn gì vui hơn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét