Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Kinh Vô Lượng Thọ - Thầy Thích Trí Thoát Tụng

"Lại nữa A-Nam! Nếu có chúng sanh muốn sanh Cực Lạc, tuy rằng chưa thể được đại tinh tấn thiền định, hay tận trì kinh giới nhưng cốt yếu phải làm thiện: Một không sát sanh, hai không trộm cắp, ba không dâm dục, bốn không vọng ngữ, năm không thêu dệt, sáu không ác khẩu, bảy không tham lam, tám không lưỡng thiệt, chín không sân hận, mười không si mê..."

Phần I
 


Một Việc Cấp Bách Nhất Trước Mắt

Lão Pháp Sư Tịnh Không khai thị tại Pháp Hội Úc Châu 11.03.2012...

Phim Phật Thuyết Kinh A Di Đà - 3D

"Ta nghe như vầy: Một thủa nọ Đức Phật ở nơi vười Kỳ-thọ, Cấp-Cô-Độc nước Xá-vệ cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị Đại-Tỳ-kheo câu hội: Đều là bậc A-La-Hán mọi người đều quen biết..."


Niệm Phật Trong Tạp Niệm

"Nhưng thử nghĩ nếu ta không niệm ngay lúc này mà đợi đúng giờ đúng khắc trì kinh mới niệm thì làm sao định lực niệm Phật có đủ sức để trừ khử tạp niệm ngày càng dung dưỡng trong ta..."



  
Người niệm Phật là người cất bước trên con đường về Cực Lạc. Không luận là niệm nhiều hay ít, tán tâm hay nhất tâm. Hễ có niệm Phật là có chủng tử Phật, không sớm thì muộn cũng về đất Phật. Tuy nhiên điều quan trọng nhất của niệm Phật là có lòng tin. Tin Phật Thích Ca không bao giờ nói dối. Tin Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn và tin mình sẽ được vãng sanh. Chỉ cần đủ niềm tin như vậy một cách vững vàng kiên cố thì bước đi đến Cực Lạc chắc chắn phải tới.
Niệm là cất bước đi, tin là phương tiện giúp cho việc đi mau tới. Riêng về tán tâm niệm Phật cũng đừng lo ngại chi cả, vì có ai lại biết được là mình nhất tâm, nếu biết mình đang nhất tâm niệm Phật thì cái biết này đã là tán tâm rồi. Cho nên có thể hiểu nhất tâm niệm Phật là giờ phút chót của đoạn đường đến Cực Lạc.
Nhưng nói vậy không có nghĩa là ta không có được giây phút nhất tâm nào lúc đang niệm Phật. Dĩ nhiên là phải có, mà có đây cũng được xem như không, vì đã nói khi biết được nhất tâm là đã có sự động (biết) trong khi niệm Phật rồi. Thành ra có nhất tâm hay không điều này ta đừng lo ngại.
Cái lo ngại nhất của người niệm Phật là quên niệm Phật. Khi ta quên niệm Phật thì ngay lúc đó ta đã dừng lại bước đi tới hướng về Cực Lạc, mà đứng lại cũng còn may mắn chỉ sợ ta bị đẩy lùi nữa là khác. Người ta thường nói không tiến ắt phải lùi nghĩa là vậy. Những hình ảnh tư tưởng tham vọng, sân hận là sức đẩy xô ta lùi lại sau. Sức đẩy của chúng có thể mạnh hơn câu niệm Phật nếu ta niệm lơ là biếng trễ.
Chúng ta cũng đừng lo ngại rằng niệm Phật xen vào công việc giao tế sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh là bất kính. Trong hoàn cảnh vậy, đây mới là sự niệm Phật chí thành tinh tấn, bởi đó chứng tỏ định lực nhớ ghi của ta đã vững vàng. Hơn nữa niệm Phật là niệm cái tánh giác Phật tánh của mình thì việc khắc ghi mãi tánh giác ấy vẫn hợp với Phật pháp. Và hẳn nhiên trong tình huống như thế không thể nào niệm ra tiếng được, mà chỉ nhớ ghi thôi. Nhớ rằng ta đang biết câu niệm Phật trong đầu đang tuôn chảy. Do vậy nếu có lo ngại là lo ta có thường nhớ câu niệm Phật hay không?
Với công việc lao động bằng tay chân thì còn dễ niệm, chớ việc làm tính toán nghĩ suy bằng trí óc hay vào những lúc hầu chuyện với người làm sao niệm được! Trường hợp như thế ta phải giải quyết hoàn tất công việc đó, nhưng cố gắng làm sao trở về với câu niệm Phật được lúc nào hay lúc đó. Đây không phải là điều gượng gạo phân tâm, khó xử mà là phương tiện luyện tâm niệm Phật vậy.
 
Trong cuộc sống hằng ngày tâm niệm của ta thường lăng xăng chạy theo muôn chuyện, đầu óc chẳng bao giờ muốn ngừng nghỉ, bởi vậy mỗi câu niệm Phật hay bị xen vào những tạp niệm. Nhưng thử nghĩ nếu ta không niệm ngay lúc này mà đợi đúng giờ đúng khắc trì kinh mới niệm thì làm sao định lực niệm Phật có đủ sức để trừ khử tạp niệm ngày càng dung dưỡng trong ta. Chẳng nói gì ngoài giờ tụng kinh lễ Phật mà ngay luôn giờ phút trang nghiêm thanh tịnh trước bàn Phật tạp niệm vẫn tấn công vào. Việc này cho ta thấy, là ta đã quá xem thường tạp niệm, nên dễ duôi, tự do cho nó vào ra thoải mái. Hay đúng hơn là ta đã không thực tập niệm Phật ngay trong tạp niệm. Nếu ta thực sự không ngại gì niệm Phật trong lúc bận bịu, rộn ràng, lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, làm việc, tiếp chuyện v.v… mỗi mỗi giây phút niệm Phật, có mặt trong giờ phút vừa thức dậy đi vào cuộc sống, cho đến đặt lưng xuống ngủ, kể cả đến lúc nhắm mắt ngủ quên mới thôi, thì ta có lo gì tạp niệm nổi lên trong giờ phút trì kinh trước điện Phật.
Hay dù cho tạp niệm có móng lên trong lúc trang nghiêm đó, thì cũng chỉ tồn tại trong khoảnh khắc rồi sẽ biến mất đi. Bởi đó là do ta có thực tập, sẵn sàng ứng phó với tạp niệm, và vậy không còn lo lắng. Thế là ta trở về với lời kinh tiếng kệ một cách dễ dàng.
Chúng ta có thể đồng ý rằng còn sống là còn có tạp niệm. Vì tạp niệm là do duyên căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với cảnh trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) tạo ra bao hành động của thân và tâm. Bằng hình thức này, mức độ kia bất cứ người nào trong xã hội vẫn không trốn chạy được tạp niệm, tuy vậy chúng ta cũng thấy có tạp niệm con người mới có phân biệt điều tốt việc xấu, và như không có phân biệt, thì làm sao con người phát triển được những tư duy. Các vị Thánh, Tổ ban sơ cũng từ tạp niệm mà cuối cùng đi dần đến nhất niệm, cũng như mượn phương tiện trở về cứu cánh. Vậy thì niệm Phật trong tạp niệm vẫn là một việc rất quý, khó hành, huống chi muốn có nhất niệm phải từ tạp niệm mà ra, chỉ sợ là, ta có niệm được trong lúc tạp niệm hay không! Hay suốt đời sống chìm trong tạp niệm.
Nói rõ lại con đường đi đến Cực Lạc trước sau gì cũng hiển lộ rõ ràng trước mắt người niệm Phật. Và phương tiện để đưa hành giả niệm Phật đến đích mau hay chậm, chắc chắn hay không là do sức niệm Phật của hành giả. Cuối cùng thì niệm Phật muốn được nhất tâm thì phải niệm ngay trong tạp niệm.
Thích Phổ Huân (Nguồn: www.tinhdo.net)
 

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Bánh trung thu chay  và Tháng Vu Lan, "hút" hàng các bà nội trợ!"Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc..."


Tết Trung Thu

Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.
 


Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu

Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."

Nguồn Gốc Tết Trung Thu

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày
sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Người Hoa và người Việt đều làm
bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

Ý Nghĩa Tết Trung Thu

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.



Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
 

Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”

Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”

Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.


 

(Theo Mummy Blog)

Sự Tích Rước Đèn Trung Thu - Phim Hoạt Hình
 

THƯ MỜi CUNG NGHINH CHIÊM BÁI XÁ LỢI PHẬT

"Đó là những hạt tinh thể với đủ loại màu xắc, long lanh như  ngọc, rắn như kim cương..."

THƯ MỜI CUNG NGHINH CHIÊM BÁI XÁ LỢI PHẬT
VÀ CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN LÃM XÁ LỢI 
VÀO THỨ BẢY 20.10. CHỦ NHẬT 28.10.2012
TẠI TU VIỆN PHẬT ĐẠO (Buddahas Weg)

Thọ Bát Quan Trai - Nhìn Thấu Để Buông Xả

 "Trong cuộc sống quay cuồng thời công nghiệp hiện đại, nơi đầy dẫy những cám dỗ và xô bồ vật chất như hiện nay, để tạo ra một phương tiện giúp cho các Phật tử tu học hiệu quả là vô cùng khó và nan giải..."


Đây là chủ đề trọng yếu nhất mà BTC chùa Phật Huệ đã đặt ra cho Lễ Thọ Bát Quan Trai lần hai được tổ chức vào ngày 22-23.09.2012 vừa qua.

Tại sao người Phật tử lại phải nhìn thấu và buông xả? Nói khác đi: Người Phật tử phải nhìn thấu điều gì? Và những gì cần phải buông xả? Trong lễ Thọ Bát Quan Trai vào lúc 14:30 giờ ngày 22.09.2012 vừa qua, và xuyên suốt hai ngày tu học, TT Thích Từ Trí – Đại diện cho BTC chùa Phật Huệ đã có những thời pháp nhằm phân tích, lý giải và hướng dẫn cho các Phật tử về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nhìn thấu và buông xả đối với một hành giả tu hành theo pháp môn của Phật. 
 TT Thích Từ Trí khai thị và truyền giới cho các Phật tử trong lễ Thọ BQT 22-23.09.2012

Người Phật tử phải nhìn thấu điều gì? Nhìn thấu vạn vật, vũ trụ vốn không thường trụ, là biến đổi không ngừng; nhìn thấu cuộc đời là vô cùng ngắn ngủi, là vô thường – Vô thường như chính sinh mạng của mỗi chúng ta vậy.
Trong Kinh Vô Thường Đức Phật cũng đã nói về cái sự vô thường ấy:

Bề ngoài trang điểm đều hư hoại,
Trong thân biến đổi cũng vậy thôi.
Chỉ có thắng pháp thường chẳng mất,
Các người có trí hãy xét coi!
Đây già bệnh chết đều đáng chán,
Hình nghi xấu xí thật khó ưa
Tuổi trẻ dung nhan tạm thời đó,
Nào có lâu chi, đều héo khô.
Dẫu cho tuổi thọ trăm năm đủ,
Chẳng khỏi vô thường não bức thân.
Già bệnh chết, khổ thường theo đuổi.
Chẳng lợi gì cho thân chúng sanh. (Phật thuyết Vô Thường Kinh)
 Các Phật tử cung kính đảnh lễ sám hối và đón nhận Lễ Truyền Giới Bát Quan Trai


Nếu lấy vạn vật, vũ trụ làm đối xứng với con người thì sự thay đổi của vạn vật, vũ trụ và con người vốn không khác biệt (không hai), nói cụ thể hơn: Nó thay đổi và sanh-diệt không ngừng nghỉ. Nhưng hạnh phúc thay, trong sự thay đổi không ngừng đó, chúng sanh vẫn còn có một nơi chốn để mà nương vào: Thắng Pháp! Hai chữ Thắng Pháp của Phật không có nghĩa gì sâu xa hơn đó chính là Phật Tánh vốn thường trụ (có sẵn) trong mỗi chúng sanh. Nhưng làm thế nào để Phật tánh trong mỗi chúng sanh – trong mỗi chúng ta luôn luôn thường trụ? Không còn cách nào khác – Phật khuyến cáo: mỗi chúng sanh, mỗi chúng ta phải biết thắp sáng Trí Huệ Bát-Nhã – dùng Trí Huệ Bát-Nhã (vốn có sẵn trong mỗi chúng sanh) để quán chiếu vạn vật, vũ trụ, nhân sinh là đáng chán, là vô thường… 


 Các Chư Tăng hướng dẫn Phật tử thực nghiệm Pháp Niệm Phật Kinh Hành

 
Có lẽ không ít người trong chúng ta (có thể) hoặc đinh ninh nghĩ rằng: Chúng ta còn cả một tương lai trước mặt; còn cả mấy chục năm tuổi xuân; còn cả biết bao vọng ước…  Vậy thì vội vã gì mà tu-hành cho khổ? Cuộc đời có đúng như chúng ta thường nghĩ? Có được như chúng ta mong nguyện? Thực tế nó không hằng như vậy, trái lại, cuộc đời của mỗi chúng ta – mỗi chúng sanh trên thế gian này vốn vô cùng ngắn ngủi. Thủa còn tại thế, Đức Phật đã hỏi một vị Sa môn: "Sinh mạng của con người tồn tại bao lâu?". Vị Sa Môn đáp rằng: "Trong vài ngày". Phật nói: "Ông chưa hiểu đạo". Ðức Phật lại hỏi một vị Sa môn khác: "Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?". Ðáp: "Khoảng một bữa ăn". Phật nói: "Ông chưa hiểu đạo". Đức Phật lại hỏi một vị Sa môn khác nữa: "Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?". Ðáp: "Khoảng một hơi thở". Phật khen: "Hay lắm! Ông là người hiểu Ðạo". (Kinh Tứ Thập Nhị Chương).

 

Có đúng mạng sống của chúng ta ngắn tới một hơi thở không? Lời Phật nói vốn không bao giờ sai trái. Đây cũng là điều mà các chư Tổ vốn luôn nhắc nhở người tu-hành: Một hơi thở ra mà không có hít vào là kể như kết thúc một sự sống.

Ý thức được sự sống ngắn ngủi như vậy, người Phật tử chúng ta phải làm gì? Đây là câu hỏi vô cùng lớn và quan trọng, bởi cái đích tối thượng của người Phật tử chân chính là giác ngộ và giải thoát. Nhưng làm sao để giác ngộ? Nói khác đi: Phương tiện nào để giúp người Phật tử có thể giác ngộ? Trong cuộc sống quay cuồng thời công nghiệp hiện đại, nơi đầy dẫy những cám dỗ và xô bồ vật chất như hiện nay, để tạo ra một phương tiện giúp cho các Phật tử tu học hiệu quả là vô cùng khó và nan giải. Chính vì thế trong hai ngày tu học lần này, TT Thích Từ Trí và BTC chùa Phật Huệ đã tập trung vào những điểm trọng yếu: Phương tiện nào có thể giúp người Phật tử đến được đích nhanh nhất? Phương tiện thì nhiều, nhưng hợp thời, hợp với con người của thế giới hiện đại, có lẽ chỉ còn pháp môn: Niệm Phật!


Ngẫu Ích Đại Sư từng nói: "Chân thật niệm Phật, buông bỏ thân tâm, thế giới xuống, chính là Ðại Bố Thí. Chân thật niệm Phật, chẳng khởi tham, sân, si nữa, chính là Ðại Trì Giới. Chân thật niệm Phật, chẳng quản thị phi, nhân ngã, chính là Ðại Nhẫn Nhục. Chân thật niệm Phật, chẳng mảy may gián đoạn, lai tạp, chính là Ðại Tinh Tấn. Chân thật niệm Phật, chẳng đuổi theo vọng tưởng nữa, chính là Ðại Thiền Ðịnh. Chân thật niệm Phật, chẳng bị lầm lạc bởi những trò ngoắt ngoéo của người khác, chính là Ðại Trí Huệ". (Trích Ngẫu Ích Đại Sự Pháp Ngữ).

Chính vì lẽ đó TT Thích Từ Trí đã hướng dẫn, giải nghĩa tường tận cho các Phật tử về công đức, lợi ích và những sự nhiệm màu của Pháp môn Niệm Phật, và cũng xuyên suốt những thời khoá tu học trong hai ngày 22-23.09.2012 vừa qua, các Phật tử đã được TT Thích Từ Trí và các Chư Tôn Đại Đức, Tăng Ni trong BTC chùa Phật Huệ hướng dẫn, thực nghiệm một khoá Cộng Tu Thực Hành Niệm Phật và Niệm Phật Kinh Hành.




Các Phật tử đã cùng nhau phát nguyện: Thực hành niệm Phật và niệm Phật kinh hành trong khoảng thời gian 12 tiếng.

Trước khi đi vào thực hành, TT Thích Từ Trí đã hướng dẫn cho các Phật tử phương pháp an trụ tâm bằng cách dùng chuỗi tràng hạt (108 hạt) để tập nhiếp tâm về một nơi. Tại sao lại cần nhiếp tâm về một nơi? TT Thích Từ Trí giải thích: Vì tâm chúng ta thường ngày đã quen sống với những vọng động, luyến ái phàm trần và chúng ta thấy những vọng động đó là hết sức bình thường. Nhưng chỉ khi nào chúng ta ngồi xuống, dùng phương pháp niệm Phật trong khoảng một thời khắc nào đó, lúc ấy chúng ta mới biết tâm mình đang lăng xăng, loạn động tới mức độ nào.

Trong suốt khoảng thời gian niệm Phật và niệm Phật kinh hành, các Phật tử đã cùng nhau niệm lớn Hồng Danh A Di Đà Phật. Việc niệm lớn Hồng Danh A Di Đà Phật của đại chúng cùng sự gia trì của các Chư Tăng Ni, sẽ giúp cho các Phật tử tránh được hôn trầm và có thể mau chóng thanh lọc (điều tâm) được những tạp niệm còn đang lăng xăng hoặc không ngừng dấy khởi trong tâm, tiến tới dần dần trụ tâm và định tâm.

Phương pháp niệm Phật tưởng như hoàn toàn đơn giản và dễ thực hành nhưng khi bắt tay vào thực hiện, và cùng nhau trải nghiệm, các Phật tử mới có cùng một cảm nhận: Niệm Phật thì dễ nhưng để có Phật thường trụ trong lòng (an trụ tâm – niệm Phật tới nhất tâm bất loạn) thì quả là vô cùng khó.

TT Thích Từ Trí đã khuyến nhủ: Cái khó không phải chúng ta (người Phật tử) không chịu niệm Phật, trái lại, khó ở chỗ chúng ta chưa chịu buông xả. Buông xả những gì? Buông xả thất tình (Hỉ-nộ-ái-ố-tham-sân-si) và lục dục (sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp). Khi người Phật tử còn bị lệ thuộc, còn bị thất tình lục dục quyến rũ thì cái đích để đi đến sự giải thoát sẽ còn mãi mãi xa vời…

Trong buổi lễ Xả Giới vào lúc 14:30 giờ ngày 23.09.2012, TT Thích Trừ Trí còn có thêm một thời pháp để nhắn nhủ thêm đến các Phật tử. Thượng Toạ nhấn mạnh lý do tại sao trong khoảng thời gian những năm gần đây các tai nạn lớn về thiên nhiên thường xuyên xảy ra (động đất; sóng thần; núi lửa; chiến tranh…) dẫn đến những tan thương, chết chóc không thể tính đếm cho nhân loại? Thượng Toạ cũng giải thích thêm về lời cảnh báo đã được lan truyền trong thế gian về một ngày tận thế sắp tới (được dự đoán) sẽ xảy ra trong ba ngày 21-23.12.2012. Mọi sự đều không nằm ngoài quy luật nhân-quả. Thượng Toạ cũng đặt ra câu hỏi: Phải chăng đây cũng là lý do các Vị Tôn Túc khắp nơi trên thế giới, và Việt Nam, trong đó người tiên phong phải kể tới là Hoà Thượng Pháp Sư Tịnh không – Người được coi là linh hồn của Pháp môn niệm Phật của thế giới (còn gọi là Pháp môn Tịnh Độ) hiện giờ, đều chân thành, tha thiết, khuyến nhủ mọi người, mọi nhà niệm Phật. 
 
 TT Thích Thích Từ Trí làm Lễ Xả Giới cho các Phật tử chiều 23.09.2012

 Thượng Tọa còn cho biết thêm Ngài Sogyal Rinpoche một cao Tăng của Tây Tạng – Người nổi tiếng với cuốn sách: Tử Thư Tây Tạng (THE TIBETAN BOOK OF LIVING AND DYING) cũng đã phát một đại nguyện trong tháng 12 tới này sẽ tổ chức những ngày cộng tu để niệm Phật tại một đạo tràng thuộc Florida (USA). Tại đây mọi người sẽ cùng nhau trì niệm 100 triệu lần Hồng Danh A Di Đà Phật…

Một Đại nguyện lớn như vậy được đặt ra vào lúc này – những tháng cận kề kết thúc năm 2012 đáng để cho những người Phật tử chúng ta phải cân nhắc.

Để tránh cho các Phật tử lo lâu hay hiểu lầm ngoài mong muốn, trước giờ kết thúc khoá Tu học Bát Quan Trai, TT Thích Từ Trí đã cô đọng và nhấn mạnh giải thích: Người Phật tử không nói về cái chết, mà hãy nên hỏi: Những ngày còn lại, còn sống chúng ta sẽ làm gì cho chính mình và chúng sanh đồng loại? Khi xác định được minh bạch như vậy, dẫu cho có chuyện gì xảy ra chăng nữa, hoặc những chuyện như dự đoán, đồn đại không xảy ra, thì chúng ta – Những người Phật tử đang tu-hành theo pháp môn của Phật đã có được một số vốn không nhỏ cho hành trang tu-hành của chính mình.

Thượng Toạ cũng hy vọng sau buổi tu học, các Phật tử sẽ tự phát nguyện cho chính mình, rồi sắp xếp thời khoá tu hành tại gia cho thích hợp. Bởi người dám phát đại nguyện sẽ là người dám đối diện và sẽ dễ dàng vượt qua mọi hiểm nguy…


Hai ngày tu học quả là ngắn ngủi. Thời gian có lẽ chỉ đủ để cho các Phật tử gom góp thêm những giáo lý của Phật để củng cố thêm cho hành trang tu học Phật Pháp cho cá nhân và những người thân của mình.

Trong buổi đúc kết khoá tu học, TT Thích Từ Trí và BTC đã bày tỏ sự hoan hỉ trước tinh thần siêng năng tu học của các Phật tử đến từ khắp nơi trên nước Đức. TT Thích Từ Trí cũng gửi tới các Phật tử một thông điệp: Thời gian vốn không chờ đợi người tu hành. Trái lại người tu hành (các Phật tử)  phải biết trân quý những thời khắc còn lại của cuộc đời. 

 Phật tử Huệ Phú đại diện cho các Phật tử tạ lễ tri ơn Chư Tăng trong lễ Xả Giới BQT 22.09.12

Dẫu cho tuổi thọ trăm năm đủ,
Chẳng khỏi vô thường não bức thân.
Già bệnh chết, khổ thường theo đuổi.
Chẳng lợi gì cho thân chúng sanh.
Nhìn thấu để buông xả!
Lễ Thọ Bát Quan Trai đã hoàn mãn vào lúc 14:30 giờ ngày 23.09.2012.

Ghi nhận từ Lễ Thọ BQT: Thiện Lợi