Một thời, Thế Tôn ở Magadha, tại làng Ekanàlà. Lúc bấy giờ là thời gian gieo mạ, Bà la môn Kasi Bhàradvàja sắp đặt khoảng năm trăm lưỡi cày, đang phân phát đồ ăn cho nhân công thì Thế Tôn đi đến. Bà la môn Kasi Bhàradvàja thấy Thế Tôn đang đứng khất thực, thấy vậy liền nói: Này Sa môn, tôi cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, tôi ăn. Còn ông, ông có cày và gieo mạ không, nếu không thì lấy gì ông ăn?
Này Bà la môn, Ta cũng có cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, Ta ăn.Nhưng chúng tôi không hề thấy cái ách, cái cày, cái lưỡi cày, cây gậy hay các con bò của ông. Ông nói là nông phu nhưng không hề thấy ông cày cấy. Hãy nói cho chúng tôi biết là ông thực sự có cày cấy.
Này Bà la môn: Lòng tin là hạt giống, khổ hạnh là mưa móc, trí tuệ đối với ta là cày và ách mang, tàm quý là cán cày, ý căn là dây cột, chánh niệm đối với ta là lưỡi cày, gậy đâm… đưa ta tiến dần đến, an ổn khỏi ách nạn, đi đến không trở lui, chỗ ta đi không sầu. Như vậy cày ruộng này, đưa đến quả bất tử, sau khi cày ruộng này, mọi đau khổ được thoát.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 7, phẩm Cư sĩ, phần Cày ruộng, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr. 377)
LỜI BÀN:
Không phải ngày nay mà từ thời Thế Tôn tại thế, đời sống thánh thiện, cao cả của người xuất gia chưa hẳn được đại đa số dân chúng hiểu rõ để tán thán và tôn vinh. Thảng hoặc đây đó vẫn phảng phất những quan điểm lệch lạc rằng tu sĩ là những thành phần lười biếng lao động, ăn bám và là gánh nặng của xã hội. Quan niệm thiển cận của Bà la môn Kasi Bhàradvàja là một điển hình.
Thế Tôn đã khẳng định rõ lập trường rằng Ngài và những đệ tử xuất gia của Ngài là những người lao động chân chính. Thành quả lao động của Thế Tôn là hoàn thiện tự thân, giải thoát giác ngộ đã ảnh hưởng tích cực đến xã hội, góp phần hướng thiện giúp ổn định và phát triển xã hội.
Tuy không cày ruộng và gieo mạ nhưng Ngài vẫn là một nông phu thực thụ vì đã cày xới đất tâm, gieo trồng hạt giống Thánh nhân và gặt hái được hoa trái giải thoát. Vì thế, dâng cúng vật thực cho Thế Tôn và những đệ tử giới đức, đạo hạnh là nghĩa vụ đồng thời là phương thức vun bồi, nâng cao phước báo tự thân của hàng Phật tử. Tuy nhiên, hàng đệ tử xuất gia nếu không hoàn thiện sứ mạng của mình thì rõ ràng không xứng đáng và không có quyền thọ nhận bất cứ sự dâng cúng nào.
Ngày nay, khi người xuất gia ngày một đông, sự dâng cúng của tín đồ ngày càng hậu hĩ thì trách nhiệm của chư Tăng lại càng nặng nề thêm. Pháp thoại giữa Thế Tôn và Bà la môn Kasi Bhàradvàja vẫn còn nóng hổi tính thời sự, là bài học quý báu để Tăng tín đồ Phật tử suy gẫm nhằm sống và tu tập ngày một tinh tấn hơn.
Tuy không cày ruộng và gieo mạ nhưng Ngài vẫn là một nông phu thực thụ vì đã cày xới đất tâm, gieo trồng hạt giống Thánh nhân và gặt hái được hoa trái giải thoát. Vì thế, dâng cúng vật thực cho Thế Tôn và những đệ tử giới đức, đạo hạnh là nghĩa vụ đồng thời là phương thức vun bồi, nâng cao phước báo tự thân của hàng Phật tử. Tuy nhiên, hàng đệ tử xuất gia nếu không hoàn thiện sứ mạng của mình thì rõ ràng không xứng đáng và không có quyền thọ nhận bất cứ sự dâng cúng nào.
Ngày nay, khi người xuất gia ngày một đông, sự dâng cúng của tín đồ ngày càng hậu hĩ thì trách nhiệm của chư Tăng lại càng nặng nề thêm. Pháp thoại giữa Thế Tôn và Bà la môn Kasi Bhàradvàja vẫn còn nóng hổi tính thời sự, là bài học quý báu để Tăng tín đồ Phật tử suy gẫm nhằm sống và tu tập ngày một tinh tấn hơn.
(Trang nguồn: Học Viện Phật Giáo Việt Nam - Hà Nội)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét