Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

MƯỜI ĐIỀU LỢI ÍCH CỦA TRÌ GIỚI LUẬT

user posted image “Người có trí không hủy báng”. Nghĩa là, giữ gìn Giới hạnh thanh tịnh, hành vi của thân và miệng không có lỗi lầm, thì người có trí sẽ khởi tâm hoan hỷ, tán thán, chứ không hủy báng chê bai. 











Luật Tứ Phần: 
 
  1. Thứ nhất, “Viên mãn chí nguyện”. Nghĩa là, thường hành trì Giới Cấm thì thân tâm thanh tịnh; Trí tuệ, tâm tánh sáng suốt; tức là, hết thảy Trí tuệ, hành hoạt và thệ nguyện không có điều nào là không thành tựu viên mãn.
  2. Thứ hai, “Sở học như đức Phật”. Nghĩa là, như khi đức Phật mới tu học, Ngài lấy Giới-Luật làm căn bản, do đó mà chứng đắc Phật quả; vì vậy, người nào thường kiên trì giữ Giới, thì cũng sẽ đạt được sở học như đức Phật.
  3. Thứ ba, “Người có trí không hủy báng”. Nghĩa là, giữ gìn Giới hạnh thanh tịnh, hành vi của thân và miệng không có lỗi lầm, thì người có trí sẽ khởi tâm hoan hỷ, tán thán, chứ không hủy báng chê bai.
  4. Thứ tư, “Thệ nguyện không bị thoái hoá”. Nghĩa là, kiên trì giữ gìn Giới Cấm để mong cầu chứng đạt quả vị Bồ-Đề, thì thệ nguyện này luôn luôn được thực hiện tinh tấn với tinh thần bất thối chuyển.
  5. Thứ năm, “An trú trong Chánh hạnh”. Nghĩa là, kiên trì giữ gìn Giới Cấm làm cho Tam nghiệp thanh tịnh, nên luôn luôn an trú trong Chánh hạnh, không xa lìa.
  6. Thứ sáu, “Xả bỏ sanh tử”. Nghĩa là, thọ trì Giới Cấm tức là không làm các việc sát sanh, trộm cướp v.v… nên có thể ra khỏi sanh tử, vĩnh viễn xa lìa cái khổ của sự luân hồi.
  7. Thứ bảy, “Vui thích Niết Bàn”. Nghĩa là, kiên trì giữ gìn Giới Cấm làm đoạn tuyệt mọi vọng tưởng, cho nên thường chán ghét cái khổ sanh tử, vui thích Niết Bàn.
  8. Thứ tám, “Tâm không bị trói buộc”. Nghĩa là, khi Giới đức tròn đầy, sáng suốt thì sẽ giải thoát hết thảy nghiệp duyên phiền não, không còn bị trói buộc bởi các họa hoạn nữa.
  9. Thứ chín, “Đạt Thiền định tối thắng”. Nghĩa là, khi trì Giới thanh tịnh thì tâm sẽ không bị tán loạn nên thành tựu được Thiền định, tâm định tĩnh hiện hữu, siêu việt những tâm niệm Hữu lậu.
  10. Thứ mười, “Không thiếu Chánh tín, Pháp tài”. Nghĩa là, nhờ giữ gìn Giới-Luật nên đối với các pháp đức Phật đã dạy được đầy đủ Chánh tín, tức là, Pháp tài không thiếu và thường phát xuất tất cả mọi công đức.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét