"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Các ông chớ cho rằng đức Như-Lai nghĩ như vầy: Ta phải hóa-độ chúng-sanh. Nầy Tu-Bồ-Đề! Ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì thiệt không có chúng-sanh nào đức Như-Lai độ cả..."
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Thích Trí-Tịnh
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Bồ-tát cũng như thế. Nếu nói lời như vầy: Ta sẽ diệt-độ vô-lượng chúng-sanh, thời vị đó không gọi là bực Bồ-tát.
Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi gọi là Bồ-tát.
Vì thế, Như Lai nói tất cả pháp, không ngã, không nhân, không chúng-sanh, không thọ-giả.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát nói như thế nầy: Ta phải trang-nghiêm Phật-độ, thời vị ấy không gọi là bực Bồ-tát.
Bởi vì sao? Vì Như-Lai nói trang-nghiêm Phật độ đó, chính chẳng phải trang-nghiêm, đó tạm gọi là trang-nghiêm.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát thông-đạt được lý không-ngã, không-pháp đó, thời Như-Lai gọi là thiệt phải bực Bồ-tát.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có nhục nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai có nhục-nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có thiên-nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có thiên-nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có huệ-nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có huệ-nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có pháp-nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có pháp nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có Phật-nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có Phật-nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như bao nhiêu cát trong sông Hằng, đức Phật có nói là cát chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai nói là cát."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Ví như có bao nhiêu cát trong một sông Hằng, thì cũng có số những sông Hằng, bằng số cát như thế, cõi Phật như bao nhiêu số cát trong những-sông-Hằng đó, như thế, cõi Phật có nhiều chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều!"
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Bao nhiêu thứ tâm-niệm của tất cả chúng-sanh trong ngần ấy cõi nước, đức Như-Lai đều biết rõ. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói các thứ tâm đều là chẳng-phải-tâm, đó gọi là tâm. Vì cớ sao thế? Nầy Tu-Bồ-Đề! Tâm quá-khứ không có chi mà đặng, tâm hiện-tại không có chi mà đặng, tâm vị-lai không có chi mà đặng.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như có người đem bảy thứ báu, đầy cả cõi tam-thiên đại-thiên để dùng bố-thí. Do nhơn-duyên như thế, người ấy có được phước, có nhiều chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Người đó, do nhân-duyên ấy, được phước rất nhiều."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu dùng phước-đức là có, hữu-vi, thì đức Như-Lai chẳng nói là được phước-đức nhiều. Do vì phước-đức là không, vô-vi, nên đức Như-Lai mới nói là được phước-đức nhiều."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý ông nghĩ thế nào? Có thể do sắc-thân cụ-túc, mà thấy được đức Phật chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Chẳng nên do sắc-thân cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói sắc-thân cụ-túc, chính chẳng phải sắc thân cụ-túc, đó tạm gọi là sắc thân cụ-túc."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý ông nghĩ thế nào? Có thể do nơi các tướng cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Chẳng nên do nơi các tướng cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói các tướng cụ-túc, nhưng chẳng phải cụ-túc, đó tạm gọi là các tướng cụ-túc."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Ông chớ nói rằng đức Như-Lai nghĩ thế nầy: Ta nên có chỗ thuyết pháp, ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì nếu người nào nói rằng: Đức Như-Lai có thuyết-pháp, thời là hủy báng đức Phật, không hiểu được nghĩa-lý của Phật nói.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Thuyết pháp đó chính thiệt không có pháp chi nói được, đó tạm gọi là thuyết pháp."
Bấy giờ, ông Huệ-Mạng Tu-Bồ-Đề bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Trong thời vị-lai, chừng có chúng-sanh nào nghe nói pháp nầy mà sanh lòng-tin chăng?"
Đức Phật dạy rằng: "Nầy Tu-Bồ-Đề! Chúng-sanh kia chẳng phải chúng-sanh, cũng chẳng phải là không-phải-chúng-sanh. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Những chúng-sanh, chúng-sanh đó, đức Như-Lai nói chẳng-phải chúng-sanh, đó tạm gọi là chúng-sanh".
Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức Phật chứng được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác là không có chỗ chi là được sao?"
Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta ở nơi Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, nhẫn đến không có chút pháp chi có thể gọi là được đó mới gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác".
Lại nữa, nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp đó bình đẳng, không có cao, thấp, đó gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Do vì không ngã, không nhơn, không chúng-sanh, không thọ-giả, mà tu tất cả pháp lành, liền được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp lành đã nói đó đức Như-Lai nói chính chẳng phải pháp lành đó tạm gọi là pháp lành.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Như trong cõi tam-thiên, đại-thiên, có bao nhiêu núi chúa Tu-Di, nếu có người góp cả bảy thứ báu lại, bằng những núi Tu-Di đó, đem dùng mà bố-thí.
Nơi kinh Bát-Nhã Ba-La-Mật nầy nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... nếu có người thọ trì, đọc-tụng, giảng nói cho kẻ khác nghe, thời phước-đức của người bố-thí trước, sánh không bằng một phần trăm, một phần nghìn, muôn ức, cho đến tính đếm thí-dụ đều chẳng bằng được.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Các ông chớ cho rằng đức Như-Lai nghĩ như vầy: Ta phải hóa-độ chúng-sanh. Nầy Tu-Bồ-Đề! Ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì thiệt không có chúng-sanh nào đức Như-Lai độ cả. Nếu có chúng-sanh mà đức Như-Lai độ đó, thời đức Như-Lai còn có tướng ngã, nhơn, chúng-sanh, thọ-giả.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai nói có ngã đó chính chẳng phải có ngã, mà kẻ phàm-phu lại cho là có ngã.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Phàm-phu đó, đức Như-Lai nói chính chẳng phải phàm-phu, đó tạm gọi là phàm-phu.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do nơi ba- mươi-hai tướng mà xem là đức Như-Lai chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như-Lai".
Đức Phật dạy rằng: "Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như-Lai đó, thời vua Chuyển-Luân-Thánh-Vương chính là đức Như-Lai rồi!"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng "Bạch đức Thế-Tôn! Theo như con hiểu nghĩa-lý của đức Phật nói, thời chẳng nên do nơi ba-mươi-hai tướng mà xem là đức Như-Lai". Bấy giờ đức Thế-Tôn liền nói kệ rằng:
Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng tiếng tăm cầu ta,
Người ấy tu đạo tà!
Chẳng thấy được Như-Lai.
Tu-Bồ-Đề! Nếu ông nghĩ thế nầy: Đức Như-Lai, không phải vì có tướng cụ-túc mà được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác!
Tu-Bồ-Đề! Ông cũng đừng nghĩ như vầy: Đức Như-Lai há chẳng do nơi tướng cụ-túc mà được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác sao?
Tu-Bồ-Đề! Nếu ông nghĩ như vầy: Người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác nói các pháp đều đoạn diệt. Ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì nơi các pháp, người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác không nói tướng đoạn diệt.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát đem bảy thứ báu đầy cả những cõi nước bằng số cát sông Hằng để làm việc bố-thí.
Nếu lại có người biết lý vô-ngã của tất cả pháp mà đặng thành nhẫn trí. Vị Bồ-tát nầy được công-đức hơn phước-đức của vị Bồ-tát trước. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Vì các vị Bồ-tát không nhận lấy phước-đức."
Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Tại sao các vị Bồ-tát không nhận lấy phước-đức?"
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát phàm có làm việc phước-đức thời chẳng nên tham-trước, vì thế nên nói là chẳng nhận lấy phước-đức.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu có người nói: Đức Như-Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, thời người ấy không hiểu nghĩa của Phật nói. Bởi vì sao? Vì Như-Lai đó, không từ nơi nào lại, mà cũng không đi về đâu, nên gọi là Như-Lai!
Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ, đem cõi tam-thiên đại-thiên đập nát ra vi-trần. Nơi ý ông nghĩ thế nào? Các vi-trần đó có nhiều chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều. Bởi vì sao? Vì nếu những vi-trần đó là thiệt có, thời đức Phật chẳng nói là những vi-trần.
Vì cớ sao thế? Vì đức Phật nói những vi-trần chính chẳng phải những vi-trần, đó tạm gọi là những vi-trần.
Bạch đức Thế-tôn! Cõi tam-thiên, đại-thiên của đức Như-Lai nói, chính chẳng phải thế-giới, đó gọi là thế-giới. Bởi vì sao? Vì nếu thế-giới là thiệt có ấy, thời là một hợp-tướng.
Đức Như-Lai nói một hợp-tướng chính chẳng phải một hợp-tướng, đó tạm gọi là một hợp-tướng".
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Một hợp-tướng đó bèn là chẳng thể nói được, chỉ nơi kẻ phàm-phu tham trước việc ấy thôi.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có người nói: Đức Phật nói ngã-kiến, nhân kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến. Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Người ấy hiểu nghĩa-lý của Phật nói chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Người ấy không hiểu nghĩa-lý của đức Phật nói. Bởi vì sao? Đức Thế-tôn nói ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, chính chẳng phải ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, đó tạm gọi là ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến".
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi tất cả pháp, người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác phải biết như thế, thấy như thế, tin hiểu như thế, chẳng sanh pháp-tướng.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp-tướng nói ra đó, đức Như-Lai nói chính là không phải pháp-tướng, đó tạm gọi là pháp-tướng.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có người đem bảy thứ báu đầy cả vô-lượng vô-số cõi nước để làm việc bố-thí. Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, phát tâm Bồ-đề, thọ-trì kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... tự mình thọ-trì, đọc-tụng, lại giảng cho kẻ khác nghe, thời phước-đức của người nầy hơn người trước.
Giảng nói cho người khác nghe như thế nào? : – " Không chấp lấy nơi tướng, như-như chẳng động?"
Bởi vì sao?
Tất cả những pháp hữu-vi
Khác nào mộng, huyễn, khác gì điện, sương.
Như bóng nước, như ảnh-tượng.
Xét suy như thế cho thường chớ quên!
Đức Phật nói kinh nầy xong, ông Trưởng-Lão Tu-Bồ-Đề cùng với các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-Ni, Ưu-Bà-Tắc, Ưu-Bà-Di, tất cả Trời, Người, A-Tu-La v.v... trong thế-gian, nghe những lời của Đức Phật dạy, thảy đều rất vui mừng, tin nhận, vâng theo tu hành.
NAM-MÔ BÁT-NHÃ HỘI-THƯỢNG PHẬT BỒ-TÁT MA-HA-TÁT. (3 lần)
KIM-CANG CHÂN-NGÔN
Án, hô-rô, hô-rô, xả-duệ, mục-khế, tá-ha. (7 lần)
PHỔ HỒI-HƯỚNG CHÂN-NGÔN
Án, Ta-ma-ra, Ta-ma-ra, Nhĩ-ma nẵng tát cót-ra – Ma-ha, chước-ca-ra hồng. (7 lần)
Nhứt hồi hướng: Chân-như thiệt-tế tâm tâm khế hiệp.
Nhị hồi hướng: Vô-thượng Phật-quả, bồ đề niệm-niệm viên mãn.
Tam hồi hướng: Pháp-giới nhứt-thiết chúng-sanh đồng-sanh tịnh-độ.
TÁN VIẾT
Kim-cang công-đức,
Diệu-lý nan lương,
Như-Lai vị chúng quảng tuyên-dương.
Thọ thí ngộ chân-thường,
Dĩ chư hoa hương.
Phổ tán Pháp-Trung Vương.
NAM-MÔ KỲ-VIÊN HỘI-THƯỢNG PHẬT BỒ-TÁT MA-HA-TÁT. (3 lần)
MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH
Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thụ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thụ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu tam bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát ba ha. (3 lần)
TỰ QUY Y
Tự Quy y Phật, Đương nguyện chúng sanh, Thể giải đại đạo, Phát Vô thượng tâm.
Tự Quy y Pháp, Đương nguyện chúng sanh , Thâm nhập kinh tạng, Trí tuệ như hải.
Tự Quy y Tăng, Đương nguyện chúng sanh, Thống lý đại chúng, Nhất thiết vô ngại.
HỒI HƯỚNG
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
PHÉP TRÌ CHÚ
Định tâm, thắp hương trước bàn Phật và mật niệm các bài chú sau:
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN
Án lam xóa ha (7 lần)
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN
Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị sa bà ha (3 lần)
TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN
Án, ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ truật độ hám (3 lần)
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN
Án nga nga nẳng, tam bà phạ phiệt nhật ra hồng (3 lần)
CÚNG HƯƠNG
Nguyện thử diệu hương vân
Biến mãn thập phương giới
Cúng dường nhất thế Phật
Tôn pháp chư Bồ tát
Vô biên Thanh văn chúng
Cập nhứt thế thánh hiền
Duyên khởi quang minh đài
Xứng tánh tác Phật sự
Phổ huân chư chúng sinh
Giai phát Bồ đề tâm
Viễn ly chư vọng nghiệp
Viên thành vô thượng đạo
Thành tựu Như lai Hương
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ tát ma ha tát (3l)
HƯƠNG TÁN
Lư hương sạ nhiệt, pháp giới mông huân, chư Phật hải hội tất diêu văn, tùy xứ kiết tường vân, thành ý phương ân, chư Phật hiện toàn thân, nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)
PHỔ LỄ CHƠN NGÔN
Án phạ nhựt ra vật (3 lần)
KỲ NGUYỆN
Đệ tử chúng đẳng, nguyên Thập phương thường trụ tam bảo, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, từ bi gia hộ đệ tử… bồ đề tâm kiên cố, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, dữ pháp giới chúng sanh, nhứt thời đồng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề .( 3 lạy)
TÁN PHẬT
Pháp vương vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất
Thiên nhơn chi đạo sư
Tứ sanh chi từ phụ
Ư nhứt niệm quy y
Năng diệt tam kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán thán
ức kiếp mạc năng tận.
QUÁN TƯỞNG
Năng lễ sỡ lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
Ngã thử đạo tràng như đế châu
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ
- Chí tâm đảnh lễ: Y pháp tính độ, vô tướng vô vi, thanh tịnh pháp thân, Tỳ Lô Cha Na Phật ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Y Thụ Dụng độ, vô lậu tự, tha, viên mãn Báo thân, Lô xá na Phật. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Y Biến hóa độ, ứng hiện thập phương thiên bách ức Hóa thân, bản giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Đương Lai Giáo chủ Di Lặc tôn Phật. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Đông phương giáo chủ, Tiêu tai diên thọ Dược sư Lưu ly Quang Vương Phật. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Tây phương giáo chủ, Cực lạc thế giới , đại từ đại bi, tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: đại Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm tôn Pháp. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Đại bi Quán thế âm Bồ tát ma ha tát. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Kim Cương tạng Vương Bồ tát ma ha tát. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Thanh tịnh đại hải chúng Bồ tát ma ha tát cập Hộ Pháp Chư Thiên Bồ tát. ( 1 lạy)
Xong rồi quỳ xuống đọc bài sám hối:
Ngã kim phả vị tứ ân, tam hữu, Pháp giới chúng sinh, tất nguyện đoạn trừ tam chướng, qui mệnh sám hối:
Chí tâm sám hối:
Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vo thủy tham, sân , si
Tòng thân , khẩu , ý, chi sở sinh
Nhất thiết ngã kim giai sám hối.
Như thị nhất thiết chư nghiệp chướng,
Tất giai tiêu diệt tận vô dư
Niệm niệm trí chu ư Pháp giới
Quảng độ chúng sanh giai bất thoái.
(Con nay nguyện xin đoạn trừ ba thư tội báo là nghiệp chướng, báo thân chướng và phiền não chướng, cho tất cả tứ ân, tam hữu và chúng sanh trong Pháo giới mà con qui mệnh sám hối)
( Từ xưa đến nay, con đã tạo ra biết bao nhiêu là ác nghiệp đều bởi ba cái tham, sân , si nó sui khiến thân con, miệng con, và bụng con tạo ra cả. Tất cả những tội ác ấy, từ nay con xin chừa, con xin sám hối , không dám còn nghĩ đến nữa. Cầu cho tất cả những nghiệp chướng ấy đều tiêu hết sạch, không còn sót lại một ly. Con nguyện cầu cho trí tuệ của con lúc nào cũng sáng suốt soi khắp Pháp giới, tức là soi khắp vũ trụ, cả không gian và thời gian. Con nguyện cầu độ thoát cho hết thẩy chúng sinh mà con không khi nào sờn lòng thối chí)
(Đọc xong bài sám hối này, đứng lên lại đọc):
KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như lai chơn thực nghĩa
(Ngồi kiết già hoặc bán già, 2 bàn tay ngữa, bàn tay phải để lên bàn tay trái, 2 đầu ngón cái chạm nhau)
AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN
Nam mô tam mẩn đa một đà nẩm. Án độ rô độ rô, địa vĩ ta bà ha. (3l)
THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, ma ha già đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha (49 lần)
KIM CANG ĐạI LUÂN ÐÀ-RA-NI
NA-MA SƠ-TƠ RI-DA, ĐƠ-VI KA-NAM, SA-RƠ-VA TA-THA GA-TA-NAM: OM! VI-RA-DI VI-RA-DI, MA-HA CHA-KƠ-RA VA-DƠ-RI, SA-TA SA-TA, SA-RA-TÊ SA-RA-TÊ, TƠ-RA-DI TƠ-RA-DI, VI-ĐA MA-NI, SAM-BAM DA-NI, TƠ-RA MA-TI, SI-ĐA GƠ-RI-DÊ, TƠ-RAM, SƠ-VA-HA.
(7 lần)
Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi gọi là Bồ-tát.
Vì thế, Như Lai nói tất cả pháp, không ngã, không nhân, không chúng-sanh, không thọ-giả.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát nói như thế nầy: Ta phải trang-nghiêm Phật-độ, thời vị ấy không gọi là bực Bồ-tát.
Bởi vì sao? Vì Như-Lai nói trang-nghiêm Phật độ đó, chính chẳng phải trang-nghiêm, đó tạm gọi là trang-nghiêm.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát thông-đạt được lý không-ngã, không-pháp đó, thời Như-Lai gọi là thiệt phải bực Bồ-tát.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có nhục nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai có nhục-nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có thiên-nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có thiên-nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có huệ-nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có huệ-nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có pháp-nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có pháp nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có Phật-nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có Phật-nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như bao nhiêu cát trong sông Hằng, đức Phật có nói là cát chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai nói là cát."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Ví như có bao nhiêu cát trong một sông Hằng, thì cũng có số những sông Hằng, bằng số cát như thế, cõi Phật như bao nhiêu số cát trong những-sông-Hằng đó, như thế, cõi Phật có nhiều chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều!"
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Bao nhiêu thứ tâm-niệm của tất cả chúng-sanh trong ngần ấy cõi nước, đức Như-Lai đều biết rõ. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói các thứ tâm đều là chẳng-phải-tâm, đó gọi là tâm. Vì cớ sao thế? Nầy Tu-Bồ-Đề! Tâm quá-khứ không có chi mà đặng, tâm hiện-tại không có chi mà đặng, tâm vị-lai không có chi mà đặng.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như có người đem bảy thứ báu, đầy cả cõi tam-thiên đại-thiên để dùng bố-thí. Do nhơn-duyên như thế, người ấy có được phước, có nhiều chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Người đó, do nhân-duyên ấy, được phước rất nhiều."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu dùng phước-đức là có, hữu-vi, thì đức Như-Lai chẳng nói là được phước-đức nhiều. Do vì phước-đức là không, vô-vi, nên đức Như-Lai mới nói là được phước-đức nhiều."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý ông nghĩ thế nào? Có thể do sắc-thân cụ-túc, mà thấy được đức Phật chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Chẳng nên do sắc-thân cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói sắc-thân cụ-túc, chính chẳng phải sắc thân cụ-túc, đó tạm gọi là sắc thân cụ-túc."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý ông nghĩ thế nào? Có thể do nơi các tướng cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Chẳng nên do nơi các tướng cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói các tướng cụ-túc, nhưng chẳng phải cụ-túc, đó tạm gọi là các tướng cụ-túc."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Ông chớ nói rằng đức Như-Lai nghĩ thế nầy: Ta nên có chỗ thuyết pháp, ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì nếu người nào nói rằng: Đức Như-Lai có thuyết-pháp, thời là hủy báng đức Phật, không hiểu được nghĩa-lý của Phật nói.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Thuyết pháp đó chính thiệt không có pháp chi nói được, đó tạm gọi là thuyết pháp."
Bấy giờ, ông Huệ-Mạng Tu-Bồ-Đề bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Trong thời vị-lai, chừng có chúng-sanh nào nghe nói pháp nầy mà sanh lòng-tin chăng?"
Đức Phật dạy rằng: "Nầy Tu-Bồ-Đề! Chúng-sanh kia chẳng phải chúng-sanh, cũng chẳng phải là không-phải-chúng-sanh. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Những chúng-sanh, chúng-sanh đó, đức Như-Lai nói chẳng-phải chúng-sanh, đó tạm gọi là chúng-sanh".
Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức Phật chứng được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác là không có chỗ chi là được sao?"
Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta ở nơi Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, nhẫn đến không có chút pháp chi có thể gọi là được đó mới gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác".
Lại nữa, nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp đó bình đẳng, không có cao, thấp, đó gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Do vì không ngã, không nhơn, không chúng-sanh, không thọ-giả, mà tu tất cả pháp lành, liền được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp lành đã nói đó đức Như-Lai nói chính chẳng phải pháp lành đó tạm gọi là pháp lành.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Như trong cõi tam-thiên, đại-thiên, có bao nhiêu núi chúa Tu-Di, nếu có người góp cả bảy thứ báu lại, bằng những núi Tu-Di đó, đem dùng mà bố-thí.
Nơi kinh Bát-Nhã Ba-La-Mật nầy nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... nếu có người thọ trì, đọc-tụng, giảng nói cho kẻ khác nghe, thời phước-đức của người bố-thí trước, sánh không bằng một phần trăm, một phần nghìn, muôn ức, cho đến tính đếm thí-dụ đều chẳng bằng được.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Các ông chớ cho rằng đức Như-Lai nghĩ như vầy: Ta phải hóa-độ chúng-sanh. Nầy Tu-Bồ-Đề! Ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì thiệt không có chúng-sanh nào đức Như-Lai độ cả. Nếu có chúng-sanh mà đức Như-Lai độ đó, thời đức Như-Lai còn có tướng ngã, nhơn, chúng-sanh, thọ-giả.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai nói có ngã đó chính chẳng phải có ngã, mà kẻ phàm-phu lại cho là có ngã.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Phàm-phu đó, đức Như-Lai nói chính chẳng phải phàm-phu, đó tạm gọi là phàm-phu.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do nơi ba- mươi-hai tướng mà xem là đức Như-Lai chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như-Lai".
Đức Phật dạy rằng: "Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như-Lai đó, thời vua Chuyển-Luân-Thánh-Vương chính là đức Như-Lai rồi!"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng "Bạch đức Thế-Tôn! Theo như con hiểu nghĩa-lý của đức Phật nói, thời chẳng nên do nơi ba-mươi-hai tướng mà xem là đức Như-Lai". Bấy giờ đức Thế-Tôn liền nói kệ rằng:
Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng tiếng tăm cầu ta,
Người ấy tu đạo tà!
Chẳng thấy được Như-Lai.
Tu-Bồ-Đề! Nếu ông nghĩ thế nầy: Đức Như-Lai, không phải vì có tướng cụ-túc mà được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác!
Tu-Bồ-Đề! Ông cũng đừng nghĩ như vầy: Đức Như-Lai há chẳng do nơi tướng cụ-túc mà được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác sao?
Tu-Bồ-Đề! Nếu ông nghĩ như vầy: Người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác nói các pháp đều đoạn diệt. Ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì nơi các pháp, người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác không nói tướng đoạn diệt.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát đem bảy thứ báu đầy cả những cõi nước bằng số cát sông Hằng để làm việc bố-thí.
Nếu lại có người biết lý vô-ngã của tất cả pháp mà đặng thành nhẫn trí. Vị Bồ-tát nầy được công-đức hơn phước-đức của vị Bồ-tát trước. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Vì các vị Bồ-tát không nhận lấy phước-đức."
Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Tại sao các vị Bồ-tát không nhận lấy phước-đức?"
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát phàm có làm việc phước-đức thời chẳng nên tham-trước, vì thế nên nói là chẳng nhận lấy phước-đức.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu có người nói: Đức Như-Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, thời người ấy không hiểu nghĩa của Phật nói. Bởi vì sao? Vì Như-Lai đó, không từ nơi nào lại, mà cũng không đi về đâu, nên gọi là Như-Lai!
Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ, đem cõi tam-thiên đại-thiên đập nát ra vi-trần. Nơi ý ông nghĩ thế nào? Các vi-trần đó có nhiều chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều. Bởi vì sao? Vì nếu những vi-trần đó là thiệt có, thời đức Phật chẳng nói là những vi-trần.
Vì cớ sao thế? Vì đức Phật nói những vi-trần chính chẳng phải những vi-trần, đó tạm gọi là những vi-trần.
Bạch đức Thế-tôn! Cõi tam-thiên, đại-thiên của đức Như-Lai nói, chính chẳng phải thế-giới, đó gọi là thế-giới. Bởi vì sao? Vì nếu thế-giới là thiệt có ấy, thời là một hợp-tướng.
Đức Như-Lai nói một hợp-tướng chính chẳng phải một hợp-tướng, đó tạm gọi là một hợp-tướng".
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Một hợp-tướng đó bèn là chẳng thể nói được, chỉ nơi kẻ phàm-phu tham trước việc ấy thôi.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có người nói: Đức Phật nói ngã-kiến, nhân kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến. Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Người ấy hiểu nghĩa-lý của Phật nói chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Người ấy không hiểu nghĩa-lý của đức Phật nói. Bởi vì sao? Đức Thế-tôn nói ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, chính chẳng phải ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, đó tạm gọi là ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến".
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi tất cả pháp, người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác phải biết như thế, thấy như thế, tin hiểu như thế, chẳng sanh pháp-tướng.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp-tướng nói ra đó, đức Như-Lai nói chính là không phải pháp-tướng, đó tạm gọi là pháp-tướng.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có người đem bảy thứ báu đầy cả vô-lượng vô-số cõi nước để làm việc bố-thí. Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, phát tâm Bồ-đề, thọ-trì kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... tự mình thọ-trì, đọc-tụng, lại giảng cho kẻ khác nghe, thời phước-đức của người nầy hơn người trước.
Giảng nói cho người khác nghe như thế nào? : – " Không chấp lấy nơi tướng, như-như chẳng động?"
Bởi vì sao?
Tất cả những pháp hữu-vi
Khác nào mộng, huyễn, khác gì điện, sương.
Như bóng nước, như ảnh-tượng.
Xét suy như thế cho thường chớ quên!
Đức Phật nói kinh nầy xong, ông Trưởng-Lão Tu-Bồ-Đề cùng với các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-Ni, Ưu-Bà-Tắc, Ưu-Bà-Di, tất cả Trời, Người, A-Tu-La v.v... trong thế-gian, nghe những lời của Đức Phật dạy, thảy đều rất vui mừng, tin nhận, vâng theo tu hành.
NAM-MÔ BÁT-NHÃ HỘI-THƯỢNG PHẬT BỒ-TÁT MA-HA-TÁT. (3 lần)
KIM-CANG CHÂN-NGÔN
Án, hô-rô, hô-rô, xả-duệ, mục-khế, tá-ha. (7 lần)
PHỔ HỒI-HƯỚNG CHÂN-NGÔN
Án, Ta-ma-ra, Ta-ma-ra, Nhĩ-ma nẵng tát cót-ra – Ma-ha, chước-ca-ra hồng. (7 lần)
Nhứt hồi hướng: Chân-như thiệt-tế tâm tâm khế hiệp.
Nhị hồi hướng: Vô-thượng Phật-quả, bồ đề niệm-niệm viên mãn.
Tam hồi hướng: Pháp-giới nhứt-thiết chúng-sanh đồng-sanh tịnh-độ.
TÁN VIẾT
Kim-cang công-đức,
Diệu-lý nan lương,
Như-Lai vị chúng quảng tuyên-dương.
Thọ thí ngộ chân-thường,
Dĩ chư hoa hương.
Phổ tán Pháp-Trung Vương.
NAM-MÔ KỲ-VIÊN HỘI-THƯỢNG PHẬT BỒ-TÁT MA-HA-TÁT. (3 lần)
MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH
Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thụ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thụ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu tam bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát ba ha. (3 lần)
TỰ QUY Y
Tự Quy y Phật, Đương nguyện chúng sanh, Thể giải đại đạo, Phát Vô thượng tâm.
Tự Quy y Pháp, Đương nguyện chúng sanh , Thâm nhập kinh tạng, Trí tuệ như hải.
Tự Quy y Tăng, Đương nguyện chúng sanh, Thống lý đại chúng, Nhất thiết vô ngại.
HỒI HƯỚNG
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
PHÉP TRÌ CHÚ
Định tâm, thắp hương trước bàn Phật và mật niệm các bài chú sau:
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN
Án lam xóa ha (7 lần)
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN
Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị sa bà ha (3 lần)
TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN
Án, ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ truật độ hám (3 lần)
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN
Án nga nga nẳng, tam bà phạ phiệt nhật ra hồng (3 lần)
CÚNG HƯƠNG
Nguyện thử diệu hương vân
Biến mãn thập phương giới
Cúng dường nhất thế Phật
Tôn pháp chư Bồ tát
Vô biên Thanh văn chúng
Cập nhứt thế thánh hiền
Duyên khởi quang minh đài
Xứng tánh tác Phật sự
Phổ huân chư chúng sinh
Giai phát Bồ đề tâm
Viễn ly chư vọng nghiệp
Viên thành vô thượng đạo
Thành tựu Như lai Hương
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ tát ma ha tát (3l)
HƯƠNG TÁN
Lư hương sạ nhiệt, pháp giới mông huân, chư Phật hải hội tất diêu văn, tùy xứ kiết tường vân, thành ý phương ân, chư Phật hiện toàn thân, nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)
PHỔ LỄ CHƠN NGÔN
Án phạ nhựt ra vật (3 lần)
KỲ NGUYỆN
Đệ tử chúng đẳng, nguyên Thập phương thường trụ tam bảo, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, từ bi gia hộ đệ tử… bồ đề tâm kiên cố, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, dữ pháp giới chúng sanh, nhứt thời đồng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề .( 3 lạy)
TÁN PHẬT
Pháp vương vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất
Thiên nhơn chi đạo sư
Tứ sanh chi từ phụ
Ư nhứt niệm quy y
Năng diệt tam kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán thán
ức kiếp mạc năng tận.
QUÁN TƯỞNG
Năng lễ sỡ lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
Ngã thử đạo tràng như đế châu
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ
- Chí tâm đảnh lễ: Y pháp tính độ, vô tướng vô vi, thanh tịnh pháp thân, Tỳ Lô Cha Na Phật ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Y Thụ Dụng độ, vô lậu tự, tha, viên mãn Báo thân, Lô xá na Phật. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Y Biến hóa độ, ứng hiện thập phương thiên bách ức Hóa thân, bản giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Đương Lai Giáo chủ Di Lặc tôn Phật. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Đông phương giáo chủ, Tiêu tai diên thọ Dược sư Lưu ly Quang Vương Phật. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Tây phương giáo chủ, Cực lạc thế giới , đại từ đại bi, tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: đại Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm tôn Pháp. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Đại bi Quán thế âm Bồ tát ma ha tát. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Kim Cương tạng Vương Bồ tát ma ha tát. ( 1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Thanh tịnh đại hải chúng Bồ tát ma ha tát cập Hộ Pháp Chư Thiên Bồ tát. ( 1 lạy)
Xong rồi quỳ xuống đọc bài sám hối:
Ngã kim phả vị tứ ân, tam hữu, Pháp giới chúng sinh, tất nguyện đoạn trừ tam chướng, qui mệnh sám hối:
Chí tâm sám hối:
Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vo thủy tham, sân , si
Tòng thân , khẩu , ý, chi sở sinh
Nhất thiết ngã kim giai sám hối.
Như thị nhất thiết chư nghiệp chướng,
Tất giai tiêu diệt tận vô dư
Niệm niệm trí chu ư Pháp giới
Quảng độ chúng sanh giai bất thoái.
(Con nay nguyện xin đoạn trừ ba thư tội báo là nghiệp chướng, báo thân chướng và phiền não chướng, cho tất cả tứ ân, tam hữu và chúng sanh trong Pháo giới mà con qui mệnh sám hối)
( Từ xưa đến nay, con đã tạo ra biết bao nhiêu là ác nghiệp đều bởi ba cái tham, sân , si nó sui khiến thân con, miệng con, và bụng con tạo ra cả. Tất cả những tội ác ấy, từ nay con xin chừa, con xin sám hối , không dám còn nghĩ đến nữa. Cầu cho tất cả những nghiệp chướng ấy đều tiêu hết sạch, không còn sót lại một ly. Con nguyện cầu cho trí tuệ của con lúc nào cũng sáng suốt soi khắp Pháp giới, tức là soi khắp vũ trụ, cả không gian và thời gian. Con nguyện cầu độ thoát cho hết thẩy chúng sinh mà con không khi nào sờn lòng thối chí)
(Đọc xong bài sám hối này, đứng lên lại đọc):
KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như lai chơn thực nghĩa
(Ngồi kiết già hoặc bán già, 2 bàn tay ngữa, bàn tay phải để lên bàn tay trái, 2 đầu ngón cái chạm nhau)
AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN
Nam mô tam mẩn đa một đà nẩm. Án độ rô độ rô, địa vĩ ta bà ha. (3l)
THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, ma ha già đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha (49 lần)
KIM CANG ĐạI LUÂN ÐÀ-RA-NI
NA-MA SƠ-TƠ RI-DA, ĐƠ-VI KA-NAM, SA-RƠ-VA TA-THA GA-TA-NAM: OM! VI-RA-DI VI-RA-DI, MA-HA CHA-KƠ-RA VA-DƠ-RI, SA-TA SA-TA, SA-RA-TÊ SA-RA-TÊ, TƠ-RA-DI TƠ-RA-DI, VI-ĐA MA-NI, SAM-BAM DA-NI, TƠ-RA MA-TI, SI-ĐA GƠ-RI-DÊ, TƠ-RAM, SƠ-VA-HA.
(7 lần)
HẾT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét