Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Phật Huệ - Mùa Phật Đản 2557 Đang Về...


"Chùa Phật Huệ trong nhiều tháng qua cũng nô nức chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này, bởi đây là một nhân duyên vô cùng lớn lao và thù thắng, giúp cho Phật tử khắp nơi có được cơ hội về Chùa để cùng nhau tưởng nhớ và tri ơn tấm lòng cao cả, từ bi vô bờ bến của Đức Phật Thích Ca - Đấng Tôn Sư - Đấng Từ Phụ của nhân loại..."


 Những ngày cuối 05.2013 - Ngày lập hạ và cũng là khởi điểm cho mùa An cư kiết hạ của các Tăng Chúng khắp nơi. Nhưng với người Phật tử thì tháng năm còn là một dấu ấn lịch sử, bởi nó gắn liền với sự kiện quan trọng trong truyền thống Đạo Phật - Kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời lần thứ 2637 (PL 2557). Cũng vì nhân duyên đó những ngày này Phật tử khắp nơi trên toàn thế giới đều hân hoan tổ chức, chào đón ngày Đại Lễ Phật Đản hay còn gọi: Ngày Đức Phật Đản Sanh.

Chùa Phật Huệ trong nhiều tháng qua cũng nô nức chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này, bởi đây là một nhân duyên vô cùng lớn lao và thù thắng, giúp cho Phật tử khắp nơi có được cơ hội về Chùa để cùng nhau tưởng nhớ và tri ơn tấm lòng cao cả, từ bi vô bờ bến của Đức Phật Thích Ca - Đấng Tôn Sư - Đấng Từ Phụ của nhân loại - Người đã hy sinh cả cuộc đời trai trẻ, cuộc đời quyền quý, nhung lụa, cao sang để dấn thân đi tìm con được giác ngộ và giải thoát cho chúng sanh muôn loài… 

Cũng phát xuất từ nhân duyên đó, và cũng để tỏ lòng tri ơn công đức trời biển của Đức Phật, Ban văn nghệ Chùa Phật Huệ đã kết hợp với tốp ca sĩ nổi tiếng trong nước và hải ngoại: Ca sĩ Thế Sơn; Cát Tiên; Ngọc Huyền, cũng hồ hởi và nỗ lực không kém để luyện tập, với ước nguyện mang những lời ca, tiếng hát, những điệu múa vừa duyên dáng, mang phong cách, giai điệu truyền thống quê hương, vừa chuyển tải được hương vị và cốt cách thanh tao của Đạo Phật để kính dâng lên Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và cúng Dường Tam Bảo…

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhanh trong buổi luyện tập cuối cùng chiều 30.05.2013 trước khi ra mắt đêm biểu diễn Văn nghệ đón Mừng Phật Đản 2557, ngày Thứ 7, 08.06.2013 tại Chùa Phật Huệ (Địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản xem tại đây)










 BBT Chùa Phật Huệ

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Danh Sách Cúng Dường Kết Tập Kinh Điển 11.2013 tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ

"Nhân dịp Thầy Chủ Trì chùa Phật Huệ Thượng Tọa Thích Thiện Sơn hướng dẫn phái đoàn Phật tử Việt-Đức-Đài Loan sang xứ Phật (Ấn Độ), Thầy được biết vào tháng 11.2013 sẽ có tổ chức buôi kết tập kinh điển lần thứ 7. Tăng chúng dự trù được mời về Ấn Độ khoảng 10000 vị..."

Danh Sách Cúng Dường Kết Tập Kinh Điển 11.2013 - List 1

NrHọ Tên-Name-VornamePháp Danh-ZuluchtsnameĐịa Chỉ-Adresse2€
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
Hoàng Thị Diệu
Trần Thị Thoa
Trần Thị Nga
Trần Văn Tuấn
Phạm Thị Hảo
Trần Đức Vinh
Trần Tiến Minh
Trần Thị Hiển
Nguyễn Ngọc Tuấn
Nguyễn Ngọc Thành
Nguyễn Thị Bích Lan
Nguyễn Đức Minh
Phan Thị Kim Dung
Phùng Thị Quế
Nguyễn Như Hùng
Nguyễn Ngọc Bảo
Nguyễn Vân Nga
Nguyễn Ngọc Anh
Nguyễn Đức Quân
Nguyễn Đức Dương
Trương Bích Thủy
Nguyễn Khắc Hải
Nguyễn Tony Đức Lâm
Nguyễn David Đức Sơn
Trương Anh Tuấn
Nguyễn Thị Hòa
Trương Công Bình
Nguyễn Quỳnh Trang
Nguyễn Công Hồng
Nguyễn Thùy Dương
Nguyễn Thùy My
Nguyễn Bảo Ngọc
Phạm Lan Phương
Trần Phương Trang
Trần Linh Chi
Trần Anh Đức
Trần Lưu Linh
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Nguyễn Hữu Lễ
Nguyễn Hữu Nghĩa
Nguyễn Thị Hồng Loan
Vũ Mạnh Phú Vệ
Đỗ Thị Vinh
Vũ Bảo Hân
Vũ Thị Bé
Nguyễn Xuân Bách
Nguyễn Xuân Hiếu
Lương Thị Nhí
Đỗ Thị Hạnh
Nguyễn Thanh Liêm
Nguyễn Hải Tùng
Nguyễn Bế Sứ
Bùi Thị Huyền
Bùi Thị Ngọc Loan
Bùi Thị Ngọc Yên
Bùi Văn Thanh
Bùi Văn Nhân
Nguyễn Võ Hồng Phúc
Bùi Thiện Ngọc Huy
Bùi Thiện Ngọc Phương
Lưu Trọng Hoàng
Lưu Hoàng Quân
Tôn Thất Quốc Vy
Tôn Phương Uyên
Tôn Thất Toàn
Bùi Văn Thiện
Bùi Romni
Bùi Nadelai
Huỳnh Thị Giác
Nguyễn Hữu Thoại
Đào Xuân Điền
Đinh Thị Nái
Nguyễn Văn Chín
Nguyễn Hoàng Hiếu
Nguyễn Nam Hải
Nguyễn Hoàng Minh
Đào Thị Hồng Duyên
Đào Thị Chinh&gia đình
Đào Xuân Khương
Đào Xuân Cương&gia đình
Đào Văn Hoành
Đào Văn Chanh
Đinh Như Diệp
Nguyễn Thị Ư
Trần Thị Cúc
Nguyễn Thị Ba
Nguyễn Thị Tư
Nguyễn Văn Câu
Nguyễn Thị Bảy
Nguyễn Văn Tâm
Nguyễn Hữu Chiến
Nguyễn Thị Năm
Đào Thị Phương Hảo
Đào Thị Thu Hương
Vũ Thế Thành
Châu Bội Thuyền
Siegmar, Selzer
Selzer Thanh Xuân
Trần Văn Long





















Huệ Tuấn
Huệ Quang




Diệu Khương














Thiện Minh










Giác Huyền
Diệu Phương
Diệu Ngọc
Thiện Tính
Phước Đức







Giác Năng
Thiện Pháp


Như Ngộ


Diệu Lai
Đồng Phẩm
Đồng Thuận
Đồng Thuận
Đồng Chiếu
Thiện Tinh

Tự Phúc Tân













Diệu Diệu






Thanh Trì HN
Thanh Trì HN
Thanh Trì HN
Thanh Trì HN
Thanh Trì HN
Thanh Trì HN
Thanh Trì HN
Thanh Trì HN
Thanh Trì HN
Sơn Tây HN
Sơn Tây HN
Sơn Tây HN
Sơn Tây HN
Sơn Tây HN
Sơn Tây HN
Sơn Tây HN
Sơn Tây HN
Sơn Tây HN
Sơn Tây HN
Sơn Tây HN
Sơn Tây HN
















































































x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

Readmore: List 2 List 3 List 4 List 5 List 6 List 7
Danh Sách sẽ đượp tiếp tục upload

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Tu Hành Cần Phải Nhẫn Nại


"Người tu hành phải tu làm sao để dẹp bỏ "cái tôi" (ngã tướng). Nếu không còn "cái tôi" thì chuyện gì cũng nhẫn nại, cam chịu được. Cảnh giới có tới, quý vị cũng chẳng động tâm. Hãy xem mình như hư không. Cảnh vừa lòng tới, cũng cứ tu hành. Cảnh nghịch ý tới, cũng cứ tu hành..."







Hoà Thượng Tuyên Hoá

Ðức Phật Thích Ca, từ lúc xa xưa còn tu phước và tu huệ, đã trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp (vô lượng kiếp) mới thành Chành Giác. Ngài đã:

"Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi,
Vật dĩ ác tiểu nhi vi chi."
(Ðừng cho việc thiện nhỏ mà không làm,
Ðừng cho việc ác nhỏ mà cứ làm.)
Lúc Ðức Phật Thích Ca hành đạo Bồ-tát, Ngài chẳng bao giờ bỏ qua việc thiện dù nhỏ như sợi tóc và cũng chẳng bao giờ làm việc ác, dù nhỏ như hạt bụi. Do đó, phước huệ công đức viên mãn rồi thì Ngài thành Lưỡng Túc Tôn (đấng có đầy đủ phước và huệ).
Quý vị hãy chú ý! Việc thiện tuy nhỏ, quý vị cũng phải tu, bởi vì tích lũy từng hạt bụi hạt cát có thể xây đặng ngôi tháp, tức thành việc thiện lớn. Việc ác tuy nhỏ, nhưng nếu cứ làm mãi thì "tích tiểu thành đại," trở thành đại ác, rồi mãi mãi không sao thành Ðạo được. Tu hành là:

"Chớ làm các việc ác, hãy làm mọi việc lành."
Nếu không làm việc ác thì phước càng ngày càng nhiều. Nếu làm mọi việc lành thì trí huệ càng ngày càng tăng. Càng tăng thì chúng ta càng phải tiếp tục tu hành, đừng để gián đoạn, mới thành tựu được.

Bây giờ ở trong Thiền-đường, khi quý vị đi rồi ngồi, ngồi xong lại đi, dụng công tu hành, chính là tu phước huệ. Tu phước ra sao? Tức là "không làm điều ác." Tu huệ thế nào? Tức là "làm mọi điều lành." Ðến khi phước báo viên mãn, mà trí huệ cũng viên mãn, thì quý vị sẽ thành tựu Phật đạo rất nhanh chóng, chẳng cần phải trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp.

Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật khi xưa, trong lúc tu hành Ngài đã đi lầm đường rất nhiều lần, song Ngài vẫn kiên nhẫn, chẳng chịu thua, cứ tiếp tục tinh tấn, siêng tu Giới Ðịnh Huệ, chấm dứt tham sân si, cuối cùng đạt thành quả vị Phật.

Giờ đây chúng ta tu hành Phật-pháp, so với Ðức Thích Ca, chúng ta thật may mắn vô cùng. Ðức Phật đã truyền lại cho chúng ta con đường chân chính, chỉ cần theo đó mà bước tới, thì chúng ta có thể đạt được mục tiêu (tới bờ bên kia, cõi Tịnh-độ) rất mau chóng.

Tiền thân của Phật Thích Ca là Bồ-tát Thường Bất Khinh, chuyên tu hạnh nhẫn nại. Gặp ai Ngài cũng lạy và nói rằng: "Tôi không dám khinh rẻ các vị. Các vị đều là Phật sẽ thành." Có người không ưa cử chỉ đó nên khi Ngài lạy thì họ đánh chửi Ngài.
Có lần, khi thực hành đạo Bồ-tát, Ngài đang lạy thì bị đá gãy hai răng cửa. Song Ngài chẳng sân hận, vẫn tiếp tục thực hành khổ hạnh lễ lạy. Nhưng học được kinh nghiệm đó rồi, nên về sau hễ thấy ai đi tới thì Ngài chỉ ở xa xa mà lạy và nói: "Tôi không dám khinh rẻ các vị. Các vị đều là Phật sẽ thành." Nói và lạy xong là Ngài lập tức bỏ đi. Do đó ai muốn đánh Ngài cũng không sao đuổi kịp!


Bồ-tát Thường Bất Khinh dùng tinh thần "Vô Ngã Tướng" (không có quan niệm về cái tôi, về mình) để tu phước, tu huệ. Ai dạy Ngài tu như thế? Chẳng ai dạy Ngài phải lạy cả, chính Ngài cam tâm tình nguyện tu hành như thế. Dù bị đánh đập, bị chửi mắng, Ngài cũng chẳng sinh lòng giận dữ. Ðó chính là tu pháp môn Nhẫn nhục Ba-la-mật.

Pháp môn quan trọng nhất của người tu hành là pháp nhẫn nại. Khi gặp hoàn cảnh chẳng được như ý thì phải ráng nhẫn nại, nhường nhịn, đừng tranh giành với ai cả. Nếu không thể nhẫn nại được, cứ thường nóng giận bực dọc, thì tất cả công đức khổ nhọc để tu hành sẽ bị tiêu tan.


Quý vị hãy tự hỏi: "Nếu mình cúi đầu lạy người mà lại bị người đánh đập thì mình có đủ sức chịu đựng mà không sân hận chăng? Nếu quý vị chịu được thì quý vị là đệ tử của Phật; bằng không thì quý vị phải nhiếp phục thân tâm, tiếp tục dũng mãnh tinh tấn tu hành. Ngược lại, quý vị chỉ lãng phí thời giờ mà thôi, chẳng thành tựu được gì cả.

Người tu hành cần phải chịu lạnh chịu nóng, chịu gió chịu mưa, nhịn đói nhịn khát, nhận chửi nhận đánh. Hãy bắt chước tinh thần của Thường Bất Khinh Bồ-tát: "Bất luận ai đối xử xấu với ta, ta cũng không tức giận hay oán hận. Ta phải dùng lòng thành mà đối xử thì đối phương sẽ tự nhiên được cảm hóa, và kẻ thù sẽ trở thành quý vị tốt của ta."


Người tu hành phải tu làm sao để dẹp bỏ "cái tôi" (ngã tướng). Nếu không còn "cái tôi" thì chuyện gì cũng nhẫn nại, cam chịu được. Cảnh giới có tới, quý vị cũng chẳng động tâm. Hãy xem mình như hư không. Cảnh vừa lòng tới, cũng cứ tu hành. Cảnh nghịch ý tới, cũng cứ tu hành. Nói cách khác, gặp cảnh vừa lòng cũng đừng sinh tâm hoan hỷ vui mừng, gặp cảnh trái ý cũng chớ lo âu sầu muộn. Bất luận là thuận hay nghịch, đều phải nhận thức cho rõ ràng. Nếu quý vị có thể "như như bất động" (không khởi tình cảm, vọng tưởng hay chấp trước), thì sẽ không bị cảnh giới làm cho lay chuyển. Nếu lúc nào cũng "liễu liễu thường minh" (sáng suốt chiếu soi nhân quả mọi sự), thì sẽ xoay chuyển được cảnh giới.

Ngày xưa, Ðức Phật Thích Ca chuyên tu pháp môn Nhẫn-nhục, do đó Ngài được gọi là Nhẫn-nhục Tiên-nhân. Một bữa nọ, vô duyên vô cớ Ngài bị vua Ca-Lợi chặt đứt chân tay. Song, Ngài vẫn không sinh lòng oán hận, mà ngược lại, Ngài thương xót vua Ca-Lợi đã si mê. Do đó Ngài nói với vua rằng: "Khi tôi thành Phật, trước hết tôi sẽ độ cho Ngài tu Ðạo." Vua Ca-Lợi nghe xong liền phát tâm đại sám hối, xin quy y với Nhẫn-nhục Tiên-nhân, và về sau chính là Tôn-giả Kiều Trần Như (một trong năm vị Tỳ-kheo đầu tiên). Sau khi Ðức Phật thành Ðạo, Ngài vì năm vị Tỳ-kheo mà thuyết pháp Tứ Ðế, chuyển Pháp-luân ba lần, và tất cả đều chứng quả A-la-hán. Ðức Thích Ca là Tổ-sư của Phật-giáo. Hạnh nhẫn nhục của Ngài đã rốt ráo nên gặp bất kỳ chuyện gì Ngài cũng không tức giận bực dọc. Chúng ta là đệ tử Phật thì cần phải học tập công phu nhẫn nhục của Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Nói tóm lại thì nhẫn nại, chịu đựng là phép tu then chốt nhất, không thể coi thường được. Cổ nhân có câu:

Nhẫn phiến khắc, phong bình lãng tĩnh,
Thối nhất bộ, hải khoát thiên không.

Nghĩa là:



Nhẫn một giây, gió im sóng lặng.
Lùi một bước, biển rộng trời trong.
Bởi vậy cho nên: "Nhẫn nhục là viên ngọc quý vô giá." Nếu ai đập nát Vạn Phật Thánh Thành thì tôi cũng chẳng chấp trách, chẳng bận tâm, cũng tuyệt đối chẳng oán giận. Nếu ai ai cũng như vậy, thiên hạ mới được thái bình.

Người tu hành thì không thể thiếu nhẫn nại! Có sức nhẫn nại thì mới tu nổi. Không có sức chịu đựng thì khỏi nói tới. Những điều tôi nói hôm nay rất là tầm thường, giản dị, lạt lẽo, không mùi vị gì, song chính là Phật-pháp vi diệu và hy hữu. Tuy tầm thường, nhưng Ðạo luôn từ chỗ bình thường mà phát sinh. "Ðạo" (con đường) là do người dùng chân bước tới. Pháp Vô-vi (không có hình tướng, không có tạo tác) này, trăm ngàn vạn kiếp khó gặp đặng, cho nên quý vị chớ để lỡ cơ duyên. Nếu quý vị cho là "gió thổi qua tai," nghe rồi chẳng ghi nhớ, thì sau này hối hận sẽ không kịp nữa. Nếu những điều tôi giảng hôm nay, quý vị có thể vận dụng thì bất luận là chuyện gì, cảnh giới gì, quý vị đều chẳng sinh phiền não. Nếu quý vị lại biết vận dụng trí huệ để phán đoán cảnh giới này, thì bất luận là chuyện gì cũng sẽ tự nhiên hóa giải, chẳng chút rắc rối. Cuối cùng, cầu mong quý vị nỗ lực tham Thiền, tham "Niệm Phật là ai?" Chưa tìm ra được "Ai" thì hãy tiếp tục và nhẫn nại tu hành.

(Thiền Thất 12/1980)

Bát Nhã Ba La Mật Đa Giảng Giải - Pháp Sư Tịnh Không

"Xá Lợi Tử sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ-tưởng-hành-thức diệc phục như thị..."





Xin quý Phật tử hoan hỉ clicken vào những links bên dưới để xem video

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Đàn Pháp Chuẩn Đề - Nhìn Thấu Nhân Quả

"Các Phật tử cần phải dũng mãnh hơn nữa trong việc phát biểu, chia sẻ những kinh nghiệm, quan điểm, ý kiến khi tham gia các khóa tu học cũng như tham gia các Phật sự tại chùa. Nhờ sự dũng mãnh đó mà tạo nên một hòa khí, tạo nên sự cảm thông, hiểu biết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng dìu dắt nhau hoàn thiện trên bước đường Đời và Đạo…"





Nối tiếp những Phật sự của năm 2013, ngày 27-28.04.2013 vừa qua chùa Phật Huệ đã tổ chức khóa Tu Đàn Pháp Chuẩn Đề và đã được Phật tử khắp nơi hoan hỉ về chùa tham gia tu học.


 Chánh điện trước giờ khai Đàn Pháp Chuẩn Đề
Đúng 14:00h ngày 27.04.2013 các Phật tử đã tề tựu trang nghiêm nơi chánh điện để cung nghinh Thượng Tọa Thích Từ Trí và Tăng đoàn chùa Phật Huệ vào chánh điện để làm lễ khai Đàn Pháp. 

Để các Phật tử hiểu rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của Đàn Pháp Chuẩn Đề, Thượng Tọa Thích Từ Trí đã dành gần một tiếng đồng hồ để nói về ý nghĩa, công năng của Chú và hạnh nguyện của Phật Mẫu Chuẩn Đề. 


 Thượng Tọa Thích Từ Trí khai thị Đàn Pháp Chuẩn Đề

Sau phần khai thị, vào lúc 15:00h Thượng Tọa Thích Từ Trí và Tăng Đoàn đã hướng dẫn các Phật tử về nghi thức sám hối, nghi thức kiết ấn, cách quán tưởng và trì Chú Chuẩn Đề. Kế đó các Phật tử dưới sự hướng dẫn của Thượng Tọa Thích Từ Trí và Tăng đoàn đã cùng nhau thực tập kiết ấn, và trì Chú Chuẩn Đề.


 TT Thích Từ Trí làm lễ Khai Đàn

17:00h-17:50h Thượng Tọa Thích Từ Trí đã hướng dẫn các Phật tử về cách thức lập kiếng đàn và cúng dường hộ ma. Để lập kiếng đàn, mỗi Phật tử đều phải có một kiếng đàn cho riêng mình. Kiếng đàn trong Đàn Pháp Chuẩn Đề vốn được coi như một vật báu hộ thân, bởi sau khi  lập kiếng Đàn xong, người lập đàn có thể giữ, hay mang theo kiếng đàn đó bên mình, nhờ đó mà sẽ tránh được những tai ương hay những rủi ro xảy ra cho bản thân. Muốn kiếng đàn có được những công năng như vậy, người lập kiếng đàn phải phát tâm, phát nguyện vì pháp và vì chúng sanh mà lập Đàn, thay vì lập Đàn để phục vụ những vọng nguyện cá nhân. 


Sau phần lập kiếng Đàn, các Phật tử đã được các Chư Tăng hướng dẫn cách cúng dường hộ ma. Cúng dường hộ ma không có nghĩa là triệu thỉnh ma mãnh (các vong) để sai khiến, trái lại người lập Đàn cúng dường sẽ dùng Đàn này để cầu nguyện hoặc phát những đại nguyện của mình: Cầu cho thế giới hòa bình, dân sinh an lạc, hoặc cầu cho thân quyến, gia đình… được sống trong an lạc, hạnh phúc. 



 Các Phật tử thực tập kiết ấn Chuẩn Đề

Vào lúc 20:00h buổi Pháp đàm đã được diễn ra. Nhiều câu hỏi về nhân-quả đã được nêu ra để các Phật tử cùng nhau bàn luận, đơn cử:
- Người Phật tử nên hành xử như thế nào trong những ngày giỗ gia tiên (Ông bà, bố mẹ, hoặc những người thân…). cho đúng đạo, đúng pháp? Khi hành lễ cúng gia tiên có cần thiết phải trì chú Biến thực Chân ngôn hay Tịnh thủy chân không không?
- Người đại tinh tấn tu hành có thể thoát được nghiệp quả hay không?
- Tại sao một Tu sĩ cả đời trì giới, nhưng khi về già lại bị nhồi máu cơ tim và đã phải qua đời trong sự đau đớn?
- Với các Phật tử tại gia khi lập Đàn pháp Chuẩn Đề có cần phải lập đàn cúng dường hộ ma không?
- Làm thế nào để khi lập Đàn Pháp Chuẩn Đề các Phật tử có thể tránh được những rủi ro khi lập đàn, kiết ấn? v.v…
 








Sau phần đàm luận của các Phật tử, Thượng Tọa Thích Từ Trí đều có những lời đúc kiế tường tận cho mỗi chủ đề. Qua đó các Phật tử có thêm cơ hội để suy nghĩ, nhìn nhận và hiểu rõ hơn về những việc làm của mình và người thân trong gia đình, từ đó có thể hướng dẫn, hay khuyến nhủ người thân của mình nhận chân thấu đáo hơn: Thế nào là những hủ tục mang tính cổ truyền thuần túy; và thế nào là những việc làm trọn đúng nghĩa và tâm Đạo. Nhiều mẩu chuyện nhỏ về nhân quả có liên quan tới Phật Thích Ca cũng được Thượng Tọa Thích Từ Trí nêu dẫn, giúp cho các Phật tử hiểu được: Nhân-Quả vốn không chừa một ai, cho dù đó là người đã tu hành tưởng như đắc đạo. Do vậy, để có được Quả lành, người Phật tử phải luôn luôn hướng thiện, làm các điều lành, lánh xa điều dữ. Việc ác cho dù nhỏ cũng chớ coi thường; việc thiện cho dù nhỏ cũng không nên bỏ qua…




Sang ngày 28.04.2013 vào lúc 5:30h sáng, các Phật tử đã được Chư Tăng hướng dẫn tọa thiền và trì Chú Lăng Nghiêm.

Vào lúc 9:00h các Phật tử đã trang nghiêm Đạo tràng để cung đón Thượng Tọa Thích Từ Trí và Tăng Đoàn vào chánh điện và hướng dẫn các Phật tử trì Chú Chuẩn Đề.

10:30h: Thượng Tọa Thích Từ Trí đã có một thời Pháp dành cho các Phật tử. Nhân-Quả là một chủ đề lớn và vô cùng quan trọng, vì lẽ đó mà hầu như trong các khóa Tu học do chùa Phật Huệ tổ chức đều được Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni nhắc lại và nêu ra các câu hỏi để các Phật tử cùng bàn thảo.


 
Trong thời Pháp lần này Thượng Tọa Thích Từ Trí đã trích ra nhiều câu chuyện về nhân quả báo ứng. Câu Chuyện tiêu biểu kể về Ngô Đạt Đại Sư thời Đường Ý Tôn, vì ân trọng công đức giảng đạo của ngài Ngộ Đạt nên vua Đường Ý Tôn bèn phong Ngài làm Quốc Sư và tặng Ngài một cái bàn tọa bằng gỗ trầm hương. Cũng từ đó Ngộ Đạt Quốc Sư sanh lòng vui thú, hưởng lạc nên chỉ ít lâu sau đầu gối của Ngài mọc lên một mụn ghẻ mặt người, đau nhức khôn xiết. Các danh y trong triều tìm cách chữa chạy nhưng tất cả đều bó tay. Nhờ một nhân duyên trước đây khi còn sống trong kiếp tu sĩ thanh bần, Ngài thường xuyên qua lại thăm viếng một nhà sư ở đất Kinh Sư trong một ngôi chùa nọ. Nhà sư ấy bị mắc bệnh ca ma la (bệnh cùi) ai cũng ghê sợ, chỉ có ngài Ngộ Đạt là thường gần gũi hỏi han, không hề nhàm chán. Nhân một lần chia tay, nhà sư nọ vì quá cảm khích phong đức của ngài Ngộ Đạt mới dặn rằng: Sau này ông có nạn gì, nên qua núi Cửu Lũng tại Rành Châu đất Tây Thục tìm tôi và nhớ trên núi ấy có hai cây tùng làm dấu chỗ tôi trú ngụ… Nhớ lại chuyện xưa Ngài Ngộ Đạt bèn lần tìm tới Cửu Lũng tại Rành Châu đất Tây Thục và quả thật nơi ấy có hai cây tùng. Ngài liền đến ngay chỗ đó, quả nhiên thấy lầu vàng điện ngọc lộng lẫy nguy nga, ánh quang minh chói rọi khắp nơi. Trước cửa nhà sư nọ đang đứng chờ đón ngài một cách thân mật. Nhân ở lại đêm, ngài Ngộ Đạt mới tỏ hết tâm đau khổ của mình, nhà sư nọ bèn nói:
- Không hề gì đâu, dưới núi này có một cái suối, sáng mai, ông hãy xuống đó, lấy nước rửa cái mụn ấy là sẽ khỏi.
Mờ sáng hôm sau, một chú tiểu đồng dẫn ngài Ngộ Đạt ra ngoài suối. Ngài vừa bụm nước lên định rửa thì mụn ghẻ kêu lên:
- Đừng rửa vội! Ông học nhiều, biết rộng, đã khảo cứu các sách cổ kim mà có từng đọc đến chuyện Viên Áng giết Tiều Thố vậy? Thố bị chém ở chợ phía đông, oan ức biết chừng nào. Tôi chính là kẻ bị ông sát hại. Đời đời tôi tìm cách báo thù ông, song đã mười kiếp ông làm bậc cao tăng, giới luật tinh nghiêm, nên tôi chưa tiện bề báo oán được. Nay vì ông được nhà vua quá ưa chuộng nên khởi tâm danh lợi, làm tổn giới đức, tôi mới báo thù được ông. Nay nhờ ngài Ca Nặc Ca tôn giả lấy nước pháp tam muội rửa oán cho tôi rồi, từ nay trở đi tôi không còn báo oán ông nữa. Ngài Ngộ Đạt nghe vậy, hoảng sợ liền vội vàng bụm nước, dội rửa mụn ghẻ làm nhức nhối tận xương tuỷ khiến Ngài chết giấc hồi lâu mới tỉnh. Khi tỉnh lại thì không thấy mụn ghẻ ấy nữa. Nhân đó ngài mới biết thánh hiền ẩn tích kẻ phàm tình không thể lường được. Ngài muốn trở lên lạy tạ vị sư nọ, nhưng ngó ngoảnh lại thì ngôi bảo điện kia đã biến mất tự bao giờ…
Câu chuyện được khép lại cho buổi Pháp đàm, nhưng ý nghĩa Nhân-Quả luôn mang tính thời sự, và là một bài học đầy ý nghĩa cho các Phật tử nhìn nhận để tu-sửa hành trang tu đạo của chính mình.

11:30h theo lễ thường niên, các Phật tử đã cùng với các Chư Tăng tụng kinh cúng Ngọ để cầu nguyện cho các vong linh, hương linh thờ tự, ký tự tại chùa Phật Huệ.

12:00h: Các Chư Tăng và Phật tử làm lễ thọ trai và kế đó là kinh hành niệm Phật.
 
14:00h Thượng Tọa Thích Từ Trí đã thay mặt BTC chùa Phật Huệ điểm lại những ưu khuyết điểm trong suốt hai ngày tu học. Điều khiến BTC nói chung và Thượng Tọa Thích Từ Trí nói riêng lấy làm hoan hỉ là số lượng các Phật tử về chùa tu học trong những năm gần đây ngày càng đông lên rõ rệt. Điều đó cho thấy các Phật tử đã nhận diện được ý nghĩa và tầm quan trọng của Đạo Phật trong cuộc sống tâm linh của người Phật tử cũng như cuộc sống đời thường. Sự tăng trưởng đó cũng sẽ là tiền đề khả quan trên bước đường tu đạo. Tuy nhiên Thượng Tọa cũng nhấn mạnh: Các Phật tử cần phải dũng mãnh hơn nữa trong việc phát biểu, chia sẻ những kinh nghiệm, quan điểm, ý kiến khi tham gia các khóa tu học cũng như tham gia các Phật sự tại chùa. Nhờ sự dũng mãnh đó mà tạo nên một hòa khí, tạo nên sự cảm thông, hiểu biết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng dìu dắt nhau hoàn thiện trên bước đường Đời và Đạo…

Đàn Pháp Chuẩn Đề đã được khép lại và lúc 16:30h ngày 28.04.2013. Các Phật tử đã cùng nhau tri ân công đức của Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni chùa Phật Huệ đã không quản ngày đêm, dành thời gian quý báu để hoằng pháp, độ sanh. Các Phật tử cũng cùng nhau hứa nguyện sẽ không ngừng tấn tu hơn nữa để không phụ lòng mong mỏi mà BTC cũng như Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni đã dành cho các Phật tử trong suốt nhiều năm qua…
 
“Giả sử bá thiên kiếp
Sở tác nghiệp bất vong
Nhân duyên hội ngộ thời
Quả báo hoàn tự thọ”.
Nghĩa là:
Dù trải trăm ngàn kiếp
Nghiệp tạo bất tiêu vong
Khi nhân duyên hội đủ
Quả báo mình tự gánh.
Ghi nhận từ khóa Tu Đàn Pháp Chuẩn Đề 27-28.04.2013 – Thiện Lợi